Book Now
Date
Select your preferred day for appointment from the below calendar
Specialty
Scroll down the below list to select a specialty
Doctor
Scroll down the below list to select a doctor for your appointment
Time
Select the specific time for appointment from the below schedule
Phone number
Please enter your phone number so that we can give you the best support
Notification
Please fill in the information below
*
*
*
*
*
*
Urgent
NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT KHI BẮT ĐẦU CHO TRẺ ĂN DẶM
Ăn dặm là giai đoạn quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của trẻ trong việc hấp thụ các dưỡng chất cần thiết ngoài sữa mẹ/sữa công thức, cũng như giúp trẻ tập làm quen với các loại thực phẩm mới.
Để hành trình ăn dặm của con thật suôn sẻ và hạnh phúc, hãy cùng Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) tham khảo những cột mốc về thời gian và phương pháp ăn dặm đúng cách, bố mẹ nhé.
1. Giai đoạn giới thiệu thực phẩm:
Khi trẻ được 6 tháng tuổi và có các dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm, bố mẹ có thể cho trẻ tập quen dần với bột/ cháo loãng. Hệ tiêu hóa của trẻ cũng đang làm quen dần với thức ăn, nên cho trẻ ăn từng chút một, mỗi tuần tăng lượng ăn của trẻ lên một chút. Đầu tiên nên ăn 1 bữa/ngày, rồi tăng lên 2 bữa/ngày, đồng thời tăng độ đặc của bột/ cháo. Bột ăn dặm nên được mua từ những thương hiệu có uy tín. Nếu bố mẹ muốn tự nấu cháo loãng cho con, bố mẹ cần đảm bảo hợp vệ sinh và đầy đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên, hãy lưu ý cho trẻ thử từng loại thực phẩm vào 1 thời điểm nhất định và theo dõi phản ứng dị ứng của con trong 3-5 ngày, sau đó có thể thử loại thực phẩm mới. Các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao bao gồm sữa tươi, trứng, cá, hải sản, các loại hạt dầu (Ví dụ: hạt hạnh nhân, hạt macca, v.v…), đậu phộng, bột mì và đậu nành.
Khi trẻ được 6 tháng tuổi và có các dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm, bố mẹ có thể cho trẻ tập quen dần với bột/ cháo loãng. Hệ tiêu hóa của trẻ cũng đang làm quen dần với thức ăn, nên cho trẻ ăn từng chút một, mỗi tuần tăng lượng ăn của trẻ lên một chút. Đầu tiên nên ăn 1 bữa/ngày, rồi tăng lên 2 bữa/ngày, đồng thời tăng độ đặc của bột/ cháo. Bột ăn dặm nên được mua từ những thương hiệu có uy tín. Nếu bố mẹ muốn tự nấu cháo loãng cho con, bố mẹ cần đảm bảo hợp vệ sinh và đầy đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên, hãy lưu ý cho trẻ thử từng loại thực phẩm vào 1 thời điểm nhất định và theo dõi phản ứng dị ứng của con trong 3-5 ngày, sau đó có thể thử loại thực phẩm mới. Các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao bao gồm sữa tươi, trứng, cá, hải sản, các loại hạt dầu (Ví dụ: hạt hạnh nhân, hạt macca, v.v…), đậu phộng, bột mì và đậu nành.
2. Giai đoạn bắt đầu ăn thô:
Khi trẻ được 9 – 10 tháng tuổi, trẻ có thể ăn thô tốt hơn và lượng ăn tăng lên, ba mẹ có thể nấu cháo đặc cho trẻ. Một phần cháo đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm cháo, đạm động vật/đạm thực vật, rau củ và một ít dầu ăn. Hoặc bạn có thể thay bằng những loại thực phẩm cắt nhỏ, dạng thanh dài (finger foods) để bé có thể tự cầm lấy và ăn, từ đó sẽ khiến trẻ thích thú khám phá khi được chọn lựa thức ăn
Khi trẻ được 9 – 10 tháng tuổi, trẻ có thể ăn thô tốt hơn và lượng ăn tăng lên, ba mẹ có thể nấu cháo đặc cho trẻ. Một phần cháo đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm cháo, đạm động vật/đạm thực vật, rau củ và một ít dầu ăn. Hoặc bạn có thể thay bằng những loại thực phẩm cắt nhỏ, dạng thanh dài (finger foods) để bé có thể tự cầm lấy và ăn, từ đó sẽ khiến trẻ thích thú khám phá khi được chọn lựa thức ăn
3. Giai đoạn nhai thành thạo (khoảng từ tháng thứ 12):
Ba mẹ nên nấu cơm mềm cho trẻ ăn cùng với thức ăn có độ thô phù hợp với khả năng của trẻ. Ở giai đoạn này, hầu hết trẻ em có thể ăn các loại thực phẩm giống với các thành viên trong gia đình. Bố mẹ nên thiết kế một bữa ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm: nhóm bột đường, nhóm chất béo, nhóm đạm, rau củ quả và các chế phẩm từ sữa, từ đó giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống đầy đủ và đa dạng. Cần cắt nhỏ thực phẩm dễ gây nghẹn/hóc như nho nguyên quả, rau cọng dài,...thành những phần nhỏ hơn, phù hợp với khả năng nhai nuốt của trẻ.
Ba mẹ nên nấu cơm mềm cho trẻ ăn cùng với thức ăn có độ thô phù hợp với khả năng của trẻ. Ở giai đoạn này, hầu hết trẻ em có thể ăn các loại thực phẩm giống với các thành viên trong gia đình. Bố mẹ nên thiết kế một bữa ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm: nhóm bột đường, nhóm chất béo, nhóm đạm, rau củ quả và các chế phẩm từ sữa, từ đó giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống đầy đủ và đa dạng. Cần cắt nhỏ thực phẩm dễ gây nghẹn/hóc như nho nguyên quả, rau cọng dài,...thành những phần nhỏ hơn, phù hợp với khả năng nhai nuốt của trẻ.
Tại Khoa Dinh Dưỡng - Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), các chuyên gia dinh dưỡng sẽ đánh giá tình trạng dinh dưỡng của từng trẻ và tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp ba mẹ có kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho bé hợp lý nhất.
----------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Search
Latest News
Our Doctor
Leave a comment