Book Now
Date
Select your preferred day for appointment from the below calendar
Specialty
Scroll down the below list to select a specialty
Doctor
Scroll down the below list to select a doctor for your appointment
Time
Select the specific time for appointment from the below schedule
Phone number
Please enter your phone number so that we can give you the best support
Notification
Please fill in the information below
*
*
*
*
*
*
Urgent
5 BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
Cùng AIH điểm danh những bệnh truyền nhiễm và hô hấp mà phụ huynh cần lưu ý để phát hiện sớm cũng như phòng ngừa cho trẻ nhé!
1. Viêm mũi họng:
1. Viêm mũi họng:
- Dấu hiệu: Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hắt xì, ho, đau rát họng, nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức người.
- Chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng:
- Giữ ấm cơ thể trẻ.
- Cho trẻ uống nhiều nước vì nước sẽ làm loãng dịch đờm ra, giúp trẻ dễ tống đờm ra ngoài sẽ mau hết bệnh hơn.
- Thường xuyên súc miệng, nhỏ mũi bằng Natri Clorid 0,9% để giúp trẻ hỉ mũi
- Dùng thuốc ho thảo dược để giảm ho cho trẻ.
2. Tay chân miệng:
- Dấu hiệu: Ở giai đoạn khởi phát từ 1-2 ngày trẻ sẽ có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Giai đoạn toàn phát có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình: loét miệng, mụn nước tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, sốt, ói, giật mình, co giật, cử động bất thường…
- Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng:
- Vệ sinh tay chân miệng và tắm rửa nhẹ nhàng cho trẻ hàng ngày.
- Hạ sốt và cho trẻ uống nước thường xuyên để phòng ngừa mất nước.
- Tránh cho trẻ ăn thức ăn cay, mặn, chua nếu miệng bé bị tổn thương.
- Bố mẹ có thể bôi thuốc Xanh methylen lên các vết bóng nước đã vỡ ngoài da cho trẻ để giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
3. Sốt xuất huyết:
- Dấu hiệu: Sốt xuất huyết thể nhẹ: sốt kèm đau mắt, nhức đầu, phát ban, đau xương, buồn nôn, đau xương khớp. Sốt xuất huyết thể nặng: xuất hiện các chấm xuất huyết ra ngoài da, chảy máu mũi hoặc chảy máu chân răng, nôn ói ra máu, đau bụng, người mệt mỏi, choáng…
- Chăm sóc trẻ sốt xuất huyết:
- Nếu bác sĩ sau thăm khám đánh giá trẻ chưa có dấu hiệu nặng, có thể điều trị tại nhà bố mẹ có thể sử dụng thuốc Paracetamol để hạ sốt, liều dùng từ 10 – 15mg/1kg/lần, uống thuốc cách nhau ít nhất 4 giờ.
- Cho trẻ uống nhiều nước, tăng cường các loại nước trái cây hoặc các dung dịch có chứa điện giải và đường.
- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu như cháo loãng, sữa...
- Cho trẻ tái khám theo hẹn vì có thể cần xét nghiệm máu kiểm tra lại.
4. Tiêu chảy cấp:
- Dấu hiệu: Đầy bụng, sôi bụng, tiêu chảy liên tục, nhiều lần trong ngày, nôn mửa, người mệt lả do mất nước…
- Chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp: Bố mẹ cần cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu như cháo loãng, tăng cường uống nhiều nước và nước bù điện giải.
5. Thuỷ đậu:
- Dấu hiệu: Xuất hiện các mụn nước, bong bóng hình tròn trên da rải rác toàn thân kèm theo triệu chứng sốt, đau đầu, cơ thể mệt mỏi.
- Chăm sóc trẻ bị thuỷ đậu:
- Thay quần áo và tắm rửa hằng ngày cho trẻ bằng nước ấm sạch.
- Cho trẻ nghỉ ngơi trong phòng riêng, thoáng khí và có ánh nắng mặt trời.
- Dùng dung dịch xanh Milian (xanh Methylene) để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.
- Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng cho trẻ: khăn mặt, cốc, chén, bát, đũa.
- Giữ bàn tay trẻ luôn sạch sẽ và tránh cho trẻ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước.
- Cách đề phòng bệnh truyền nhiễm hữu hiệu nhất cho trẻ bố mẹ lưu lại ngay nhé:
- Tập cho trẻ thói quen thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cho trẻ ăn chín, uống sôi, nguồn thực phẩm sạch an toàn vệ sinh.
- Đeo khẩu trang ở nơi đông người hoặc tiếp xúc với người bệnh.
- Chỉ nên đưa con đến trường hoặc những nơi công cộng khi con hoàn toàn khỏi bệnh nhằm hạn chế lây lan cho các trẻ khác.
- Dọn dẹp nhà cửa thoáng đãng, thường xuyên phát quang bụi rậm và xịt thuốc diệt muỗi.
- Tiêm chủng đầy đủ phòng ngừa các loại bệnh theo lịch tiêm chủng mở rộng.
Trẻ em khi đến trường sẽ thay đổi môi trường sinh hoạt, tiếp xúc với nơi đông người sẽ có khả năng nhiễm bệnh chéo, tốc độ lây truyền cũng nhanh hơn. Một phần do cơ thể trẻ còn nhỏ, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện nên không đủ sức chống lại các tác nhân gây bệnh, vì vậy bố mẹ cần đặc biệt lưu ý để phòng tránh cho con bố mẹ nhé!
Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh Nhi khoa, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe tổng quát; tiêm vaccine; theo dõi sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ; tư vấn về dinh dưỡng; và các dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh.
Khu khám Nhi tại AIH được phân chia thành 2 khu vực riêng biệt: khu dành cho trẻ khỏe và khu dành cho trẻ có bệnh, với mục đích phân luồng bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo. Khi trẻ đến bệnh viện có những triệu chứng nghi mắc bệnh, trẻ sẽ được đưa vào khu khám riêng, nhờ đó có thể chọn lọc và cách ly bệnh ngay từ đầu.
--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: (Lối vào 199 Nguyễn Hoàng) Số 6, Đường Bắc Nam 3, Phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Search
Latest News
Our Doctor
Leave a comment