Book Now
Date
Select your preferred day for appointment from the below calendar
Specialty
Scroll down the below list to select a specialty
Doctor
Scroll down the below list to select a doctor for your appointment
Time
Select the specific time for appointment from the below schedule
Phone number
Please enter your phone number so that we can give you the best support
Notification
Please fill in the information below
*
*
*
*
*
*
Urgent
HƯỚNG DẪN CÁC CÁCH ĐỐI MẶT VỚI CƠN ĐAU CHUYỂN DẠ
Sinh con là một khởi đầu tuyệt vời trong hành trình làm mẹ. Tuy nhiên, nỗi lo lắng mang tên "đau chuyển dạ" luôn là điều các mẹ bầu trăn trở. Có đến 70% trường hợp mẹ cảm thấy đau dữ dội hoặc không thể chịu đựng nổi khi chuyển dạ sinh con. Chính vì thế, mẹ bầu nên tìm hiểu những biện pháp giảm đau khi sinh, giúp mẹ chuẩn bị tâm lý để quá trình vượt cạn được diễn ra nhẹ nhàng và an toàn nhất.
► Chuẩn bị cho bản thân
Thời gian chuyển dạ thường kéo dài từ 6 - 12 giờ khi sinh con rạ và thời gian này kéo dài tăng gấp đôi ở người mới sinh con lần đầu.
Không chỉ chờ đến lúc chuyển dạ mới bắt đầu giảm đau, mẹ có thể chuẩn bị trước hoặc trong khi mang thai bằng cách tập thể dục thường xuyên và hợp lý theo sự hướng dẫn của bác sĩ, giúp cơ bắp chắc khỏe hơn và chuẩn bị cho cơ thể sẵn sàng với những căng thẳng lúc chuyển dạ. Phương pháp này còn giúp mẹ tăng sức bền và sức chịu đựng, điều này sẽ rất có lợi nếu quá trình chuyển dạ của mẹ kéo dài. Hãy thảo luận với bác sỹ để có những bài tập an toàn, phù hợp với thể trạng và sức khỏe của mẹ.
► Tập rặn và thở
Nếu mẹ biết thở và rặn khi đúng cách khi sinh thường sẽ giúp quá trình chuyển dạ diễn ra an toàn, nhanh chóng, tránh mất sức và ngạt thở thai nhi.
Để rặn hiệu quả, mẹ nên lưu ý theo các hướng dẫn sau:
► Chuẩn bị cho bản thân
Thời gian chuyển dạ thường kéo dài từ 6 - 12 giờ khi sinh con rạ và thời gian này kéo dài tăng gấp đôi ở người mới sinh con lần đầu.
Không chỉ chờ đến lúc chuyển dạ mới bắt đầu giảm đau, mẹ có thể chuẩn bị trước hoặc trong khi mang thai bằng cách tập thể dục thường xuyên và hợp lý theo sự hướng dẫn của bác sĩ, giúp cơ bắp chắc khỏe hơn và chuẩn bị cho cơ thể sẵn sàng với những căng thẳng lúc chuyển dạ. Phương pháp này còn giúp mẹ tăng sức bền và sức chịu đựng, điều này sẽ rất có lợi nếu quá trình chuyển dạ của mẹ kéo dài. Hãy thảo luận với bác sỹ để có những bài tập an toàn, phù hợp với thể trạng và sức khỏe của mẹ.
► Tập rặn và thở
Nếu mẹ biết thở và rặn khi đúng cách khi sinh thường sẽ giúp quá trình chuyển dạ diễn ra an toàn, nhanh chóng, tránh mất sức và ngạt thở thai nhi.
Để rặn hiệu quả, mẹ nên lưu ý theo các hướng dẫn sau:
- Với sự hướng dẫn của bác sĩ khi sinh mẹ sẽ cần nằm đầu cao một góc khoảng 45 độ, mông hơi nâng cao lên. Hai chân đạp vào 2 bàn đỡ và hai tay nắm chặt thành của bàn sinh.
- Mẹ sẽ cảm nhận cơn gò tử cung, lúc này mẹ cần hít sâu một hơi sâu rồi dồn hơi rặn mạnh để dồn hơi xuống vùng bụng dưới giúp đẩy bé ra. Khi rặn mẹ cần phải cố gắng dồn hơi xuống bụng và không nên phát ra âm thanh.
- Rặn khi cơn co tử cung đang diễn ra mới mang lại hiệu quả cao. Sự kết hợp giữa lực của cơn gò tử cung, lực rặn của mẹ, cùng lực đẩy với sự hướng dẫn của các nữ hộ sinh sẽ giúp bé chào đời một cách dễ dàng.
- Giữa 2 cơn gò tử cung, mẹ hít vào thở ra nhịp nhàng, giúp lấy sức chuẩn bị cho cơn gò kế tiếp.
Mẹ có thể tham vấn ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể cũng như tập những bài tập thở chính xác nhất.
► Sử dụng các phương pháp giảm đau khi sinh
Sử dụng các phương pháp giảm đau khi sinh, trong đó giảm đau bằng gây tê vùng phổ biến là gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống.
♦ Gây tê ngoài màng cứng
Đây là hình thức gây tê cục bộ, làm giảm phần lớn cơn đau từ toàn bộ cơ thể bên dưới rốn, bao gồm cả thành âm đạo, trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Gây tê ngoài màng cứng bao gồm thuốc do bác sĩ gây mê cung cấp thông qua một ống thông mỏng được đưa vào lưng dưới của sản phụ. Lượng thuốc có thể tăng giảm tùy theo nhu cầu của mẹ bầu. Rất ít thuốc đến được với em bé, vì vậy thường không có tác dụng nào đối với em bé từ phương pháp giảm đau này. Giảm đau bằng phương pháp tê ngoài cứng không ảnh hưởng đến khả năng sinh ngã âm đạo của mẹ, giúp mẹ không mất sức trong quá trình theo dõi sinh. Một số ít trường hợp có ảnh hưởng đến sức rặn của mẹ tuy nhiên không ảnh hưởng đến khả năng sinh ngã âm đạo.
♦ Gây tê tủy sống
Đây là thủ thuật đưa thuốc tê vào khoang dưới nhện qua một cây kim rất mảnh, tác dụng sau vài phút và kéo dài 60 - 120 phút. Phương pháp này cần được theo dõi sát trong suốt quá trình theo dõi. Phương pháp này có tác dụng nhanh và hiệu quả kéo dài vài giờ, là biện pháp giảm đau sản khoa trong cả trong khi sinh thường và mổ lấy thai.
Bằng cách chuẩn bị những kỹ năng, kiến thức cần thiết, mẹ có thể chuẩn bị tâm lý tự tin, vượt cạn nhẹ nhàng nhất. Đồng thời, mẹ đừng quên chia sẻ với bác sĩ để lựa chọn các phương pháp giảm đau phù hợp nhất.
Tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng sẽ theo dõi, tư vấn cụ thể cho từng trường hợp để các thai phụ có kế hoạch chăm sóc hợp lý nhất cho sức khỏe của mẹ và bé.
AIH là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình phòng sinh tiêu chuẩn Mỹ - LDRP, cho phép sản phụ và gia đình có những trải nghiệm “vượt cạn” tiện nghi và thoải mái tại một phòng duy nhất cho cả 4 giai đoạn: Chuyển dạ - Sinh (thường) - Hồi phục - Theo dõi sau sinh.
Đặc biệt, đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho nhi sơ sinh (NICU) tại AIH được trang bị hiện đại đạt chuẩn, cùng sự phối hợp đội ngũ chuyên gia hàng đầu gồm bác sĩ, điều dưỡng nhi sơ sinh, chuyên gia vật lý trị liệu, chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa, hỗ trợ kịp thời cho các ca sinh, đảm bảo an toàn và sự chăm sóc tốt nhất cho bé ngay từ khi chào đời.
--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: (Lối vào 199 Nguyễn Hoàng) Số 6, Đường Bắc Nam 3, Phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Search
Latest News
Our Doctor
Leave a comment