Book Now

MẸ BẦU NÊN ĂN GÌ ĐỂ THIẾU MÁU KHÔNG CÒN LÀ NỖI LO?

MẸ BẦU NÊN ĂN GÌ ĐỂ THIẾU MÁU KHÔNG CÒN LÀ NỖI LO?

10/03/2023

Thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ là tình trạng khá phổ biến, ảnh hưởng xấu tới cả mẹ và thai nhi. Khi bị thiếu máu, mẹ bầu không chỉ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt mà còn có thể dẫn đến nguy cơ bị tiền sản giật, vỡ ối sớm; trẻ sinh ra yếu ớt và có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn trẻ bình thường. Vậy mẹ bầu phải bổ sung dinh dưỡng như thế nào để cải thiện tình trạng thiếu máu trong thai kỳ? Hãy cùng Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) tìm hiểu nhé! ​

Khi mang thai, sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu tham gia vào vòng tuần hoàn trong cơ thể mẹ và quá trình phát triển của thai nhi. Khi mẹ không có đủ chất sắt, cơ thể sẽ tạo ra ít tế bào hồng cầu hơn, dẫn đến tình trạng thiếu máu. ​

Nguồn sắt dồi dào và dễ hấp thu nhất từ một số thực phẩm có nguồn gốc động vật, nhưng nếu mẹ ăn uống không đa dạng, khiến cơ thể mẹ khó có thể đáp ứng đủ nhu cầu khi mang thai. Tuy nhiên, vào nửa cuối của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu cần phải tạo ra nhiều tế bào hồng cầu hơn. Mỗi tế bào hồng cầu sử dụng sắt làm lõi và cơ thể mẹ không thể tự tạo ra sắt mà phải được hấp thụ từ thực phẩm mẹ bổ sung. Cơ thể mẹ cũng cần một chất dinh dưỡng gọi là folate để tạo ra các tế bào máu khỏe mạnh. Folate dễ hấp thu và có trong hầu hết các loại rau xanh. ​

► Triệu chứng cho thấy mẹ đang bị thiếu máu: ​
 
  • Da xanh xao hơn. ​
  • Niêm mạc nhợt nhạt, đặc biệt ở dưới mi mắt, vùng môi, móng tay. ​
  • Các hoạt động về thể lực và trí lực kém hơn trước. ​
  • Tim đập nhanh hơn, thường xuyên cảm thấy tức ngực, chóng mặt khi thay đổi tư thế. ​

► Mẹ bầu thiếu máu có thể là do: ​
 
  • Ăn ít thực phẩm giàu chất sắt, folate, vitamin B12. ​
  • Mang thai nhiều con (nhiều hơn một con) ​
  • Hai lần mang thai gần nhau ​
  • Nôn nhiều do ốm nghén ​
  • Mang thai ở tuổi vị thành niên ​
  • Bị thiếu máu trước khi mang thai ​

► Để ngăn ngừa thiếu máu khi mang thai, hãy đảm bảo ít nhất ba phần ăn mỗi ngày của mẹ đủ các loại thực phẩm giàu chất sắt như: ​
 
  • Nguồn đạm động vật: gan, lòng đỏ trứng, sò huyết, thịt bồ câu, … ​
  • Nguồn thực vật: nấm mèo, rong sụn, cần tây, mè, … ​​
  • Bên cạnh đó, thực phẩm chứa nhiều vitamin C có thể giúp cơ thể mẹ hấp thụ nhiều chất sắt hơn, bao gồm: ​Trái sơ ri, Kiwi , Ổi, Ớt chuông vàng ​
  • Ngoài ra, mẹ hãy chọn thực phẩm có nhiều folate như: ​
    • Các loại đậu (đậu trắng, đen, đậu ngự, …) ​
    • Rau xanh (cải bó xôi, rau tần ô) ​
    • Nấm hương ​
    • Bánh mì và ngũ cốc bổ sung axit folic ​

Thói quen ăn uống và sở thích của mỗi người là khác nhau vì vậy chế độ ăn uống và vận động cần được cá nhân hóa cho từng người chứ không có một thực đơn hoặc chế độ ăn uống nào áp dụng được cho tất cả. ​

Tại Khoa Dinh Dưỡng - Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), quy trình khám và tư vấn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai được xây dựng khoa học từ việc thăm khám, xây dựng thực đơn và hướng dẫn thực hành dinh dưỡng. Các chuyên gia dinh dưỡng sẽ đồng hành cùng mẹ trong suốt thai kỳ, giúp mẹ có đầy đủ kiến thức về dinh dưỡng để chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé một cách tốt nhất. ​

--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: (Lối vào 199 Nguyễn Hoàng) Số 6, Đường Bắc Nam 3, Phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

  • by Super Admin
  • In Tin tức & Sự kiện

Leave a comment

Latest News

Our Doctor

Professionals

Do Ngoc Duc (Dr.)

Do Ngoc Duc (Dr.)

Pediatrics

Nguyen Kim Hoa (Dr.)

Nguyen Kim Hoa (Dr.)

Obstetrics And Gynecology

Sản - Phụ khoa

Huynh Doan Phuong Mai (Dr.)

Huynh Doan Phuong Mai (Dr.)

Urology & Andrology

Tiết niệu & Nam khoa

Mai Phan Tuong Anh (Dr.)

Mai Phan Tuong Anh (Dr.)

General Surgery

Ngoại tổng quát

Hoang Thi Thanh Thao (Dr.)

Hoang Thi Thanh Thao (Dr.)

Obstetrics And Gynecology

Sản - Phụ khoa

Nguyen Xuan Chien (Dr.)

Nguyen Xuan Chien (Dr.)

Urology & Andrology

Tiết niệu & Nam khoa