Book Now
Date
Select your preferred day for appointment from the below calendar
Specialty
Scroll down the below list to select a specialty
Doctor
Scroll down the below list to select a doctor for your appointment
Time
Select the specific time for appointment from the below schedule
Phone number
Please enter your phone number so that we can give you the best support
Notification
Please fill in the information below
*
*
*
*
*
*
Urgent
NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN LƯU Ý KHI CAI SỮA CHO TRẺ
Các bà mẹ thường chọn thời điểm cai sữa khác nhau vì các nguyên nhân khác nhau. Thông thường nên cho bé bú ít nhất là một năm, sau khoảng thời gian này mẹ có thể bắt đầu lên kế hoạch cai sữa cho trẻ.
Tuy nhiên trẻ đã quen gắn bó chặt chẽ với việc được mẹ ôm ấp trong tay mỗi ngày, do đó quá trình cai sữa cho bé có thể gặp nhiều khó khăn, có thể mất vài tuần đến vài tháng tùy vào sự thích nghi của mỗi bé.
Dưới đây là những gợi ý mẹ có thể tham khảo nếu đang có kế hoạch cai sữa cho trẻ:
► Cai sữa cho trẻ là gì?
Cai sữa là khi mẹ ngưng cho bé bú. Trẻ được coi là đã cai sữa khi chúng ngừng bú mẹ và có thể hấp thu được tất cả chất dinh dưỡng từ những nguồn khác ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng không có mốc cai sữa cố định cho trẻ. Việc cai sữa nên diễn ra vào lúc thích hợp, tránh những thời điểm mà trẻ và mẹ đang có tâm lý không thoải mái như:
Tuy nhiên trẻ đã quen gắn bó chặt chẽ với việc được mẹ ôm ấp trong tay mỗi ngày, do đó quá trình cai sữa cho bé có thể gặp nhiều khó khăn, có thể mất vài tuần đến vài tháng tùy vào sự thích nghi của mỗi bé.
Dưới đây là những gợi ý mẹ có thể tham khảo nếu đang có kế hoạch cai sữa cho trẻ:
► Cai sữa cho trẻ là gì?
Cai sữa là khi mẹ ngưng cho bé bú. Trẻ được coi là đã cai sữa khi chúng ngừng bú mẹ và có thể hấp thu được tất cả chất dinh dưỡng từ những nguồn khác ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng không có mốc cai sữa cố định cho trẻ. Việc cai sữa nên diễn ra vào lúc thích hợp, tránh những thời điểm mà trẻ và mẹ đang có tâm lý không thoải mái như:
- Thời điểm trẻ đang bệnh
- Bản thân người mẹ hoặc gia đình đang có những chuyện không vui, khiến người mẹ không thoải mái.
- Mẹ nên chuẩn bị tâm lý cho trẻ , không nên cai sữa đột ngột
Từ khi có kế hoạch cai sữa cho trẻ, mẹ nên tiến hành càng sớm càng tốt các bước tiếp cận để trẻ kịp thích nghi với những thay đổi sắp đến. Dựa vào cá tính và đặc điểm của mỗi trẻ, mẹ nên lựa chọn cách tiếp cận phù hợp, sao cho trẻ dễ tiếp nhận thông tin “chấn động” này nhất.
Bạn không nên đột ngột bỏ bú bé vì sẽ dễ khiến bé bị ốm, gặp vấn đề về hô hấp hay nhiễm trùng tai. Bên cạnh việc gây ra nhiều vấn đề không tốt cho tâm lý bé, mẹ cũng sẽ dễ bị căng tức cho nhiều sữa.
Khi bạn quyết định cai sữa mẹ, không được cai đột ngột. Thay vào đó, cố gắng giảm bú mẹ dần dần.
- Giảm dần số cữ bú trong ngày
- Thời gian cho trẻ bú ngắn lại
- Khoảng cách giữa 2 cữ bú dài ra
Mẹ có có thể bắt đầu cai sữa cho trẻ vào ban ngày trước và vẫn cho bé bú đêm hay trước khi ngủ. Các cữ bú đêm hay trước khi ngủ thường là những cữ bú cuối cùng bị cắt.
️► Các biện pháp giúp giảm thiểu sự khó chịu khi cai sữa cho trẻ
Việc cai sữa có thể gây ra một số tác dụng phụ khó chịu cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số cách giúp giảm thiểu những khó chịu này:
- Đánh lạc hướng khi đến giờ bú của trẻ: Khi sắp đến giờ bú, mẹ hãy cùng trẻ chơi trò chơi, đi dạo, kể chuyện cho trẻ nghe để làm trẻ “xao nhãng” việc bú mẹ. Nếu trẻ cảm thấy khó chịu và không nhịn được, hãy cho trẻ ăn thức ăn khác phù hợp với khả năng của trẻ. Đồng thời, mẹ có thể làm việc khác khi đến giờ cho trẻ bú.
- Phòng ngừa viêm vú ở mẹ: Một trong những nguyên nhân gây ra viêm vú là do sự tích tụ sữa bên trong mô vú. Do đó mẹ hãy cho bản thân thời gian để con cai sữa dần dần. Việc giảm dần các lần bú sẽ giúp cơ thể có thêm thời gian để giảm dần nguồn sữa và lượng sữa tích tụ.
- Ngoài ra mẹ sẽ có cảm giác căng sữa, khi bầu vú đầy sữa làm vú căng, nóng, đau; tắc ống dẫn sữa, làm vú xuất hiện những cục đỏ và đau.
- Mẹ có thể hạn chế những vấn đề này bằng cách dùng máy hút sữa hay tay để vắt sữa, có thể vắt sữa vài lần trong ngày trong vài ngày cho tới khi bầu vú giảm đau.
- Mẹ cần đảm bảo được nghỉ ngơi và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: Đây là cách giúp mẹ cân bằng nội tiết tố khi phải thay đổi những cảm xúc trong thời gian cai sữa cho con. Đôi khi mẹ sẽ cảm thấy mất kết nối với con yêu, do đó hãy dành thời gian cho bản thân với những hoạt động yêu thích.
- Mẹ cần hỗ trợ trẻ trong thời gian cai sữa: Để tránh trẻ có những cảm xúc bị “bỏ rơi” trong thời gian cai sữa mẹ nên hỗ trợ trẻ về tâm lý, hãy thử cho trẻ ngậm núm vú giả; vắt sữa mẹ vào bình cho trẻ; vỗ về an ủi trẻ và yêu thương trẻ nhiều hơn. Và sau khi cai sữa, cần có các chế độ ăn thay thế đảm bảo đủ chất, phù hợp với trẻ.
Mong rằng với những chia sẻ trên của AIH, quá trình cai sữa cho trẻ sẽ có thể diễn ra nhẹ dàng và dễ dàng hơn, mẹ nhé.
Tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng sẽ theo dõi, tư vấn cụ thể cho từng trường hợp để các thai phụ có kế hoạch chăm sóc hợp lý nhất cho sức khỏe của mẹ và bé.
AIH là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình phòng sinh tiêu chuẩn Mỹ - LDRP, cho phép sản phụ và người thân có những trải nghiệm “vượt cạn” tiện nghi và thoải mái tại một phòng duy nhất cho cả 4 giai đoạn: Chuyển dạ - Sinh (thường) - Hồi phục - Theo dõi sau sinh.
Đặc biệt, đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho nhi sơ sinh (NICU) tại AIH được trang bị hiện đại đạt chuẩn, cùng sự phối hợp đội ngũ chuyên gia hàng đầu gồm bác sĩ, điều dưỡng nhi sơ sinh, chuyên gia vật lý trị liệu, chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa, hỗ trợ kịp thời cho các ca sinh, đảm bảo an toàn và sự chăm sóc tốt nhất cho bé ngay từ khi chào đời.
--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH):
☎ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Search
Latest News
Our Doctor
Leave a comment