Đặt lịch khám

1001 THẮC MẮC XOAY QUANH DỊCH VIRUS CORONA (COVID-19)

1001 THẮC MẮC XOAY QUANH DỊCH VIRUS CORONA (COVID-19)

30/03/2020

Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã đặt tên gọi chính thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới là COVID-19.
 
Giữa vô vàn thông tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của Virus Corona (COVID-19), các thông tin sai lệch sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và áp dụng sai các biện pháp phòng tránh lây nhiễm.
 
Cùng AIH hiểu đúng về những thắc mắc liên quan đến chủng mới virus Corona để chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và phòng bệnh hiệu quả nhé.
 
Virus Corona mới chỉ gây bệnh ở người già, hay người trẻ cũng dễ bị mắc bệnh?
 
Mọi người ở tất cả lứa tuổi đều có thể bị nhiễm Virus Corona mới (COVID-19).
 
Người lớn tuổi và những người có bệnh nền (như hen suyễn, đái tháo đường, bệnh tim mạch) có nhiều nguy cơ diễn tiến bệnh nặng hơn bởi Virus chủng mới gây ra.
 
WHO khuyến cáo người dân ở tất cả độ tuổi nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh cho bản thân mình, ví dụ như việc tuân thủ tốt các bước vệ sinh tay và vệ sinh hô hấp.
 
Vaccine phòng bệnh viêm phổi có thể bảo vệ bạn khỏi Virus Corona chủng mới (COVID-19) không?
 
Không. Vaccine phòng bệnh viêm phổi, như Vaccine phế cầu khuẩn và Vaccine Haemophilus cúm type B (Hib), không bảo vệ bạn khỏi Virus Corona mới.
 
Do chủng Virus này rất mới và khác biệt nên cần Vaccine đặc hiệu riêng. Các nhà nghiên cứu đang nỗ lực phát triển một loại Vaccine chống lại (COVID-19) và WHO đang tích cực hỗ trợ các hoạt động này.
 
Mặc dù, các loại Vaccine hiện tại không có hiệu quả đối với (COVID-19), tuy nhiên, bạn vẫn nên tiêm Vaccine phòng các bệnh về đường hô hấp để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình.

Có loại thuốc đặc trị nào để phòng và điều trị Virus Corona chủng mới (COVID-19) không?
 
Cho đến nay, không có thuốc đặc trị được khuyến nghị để phòng và điều trị Virus Corona chủng mới (COVID-19).
 
Tuy nhiên, những trường hợp bệnh do nhiễm Virus vẫn cần được chăm sóc phù hợp để làm giảm và điều trị triệu chứng. Những trường hợp bệnh nghiêm trọng cần được chăm sóc và điều trị tích cực. Một số biện pháp điều trị đặc hiệu đang được nghiên cứu và sẽ được thử nghiệm lâm sàng. WHO đang giúp hỗ trợ thúc đẩy các nỗ lực nghiên cứu và phát triển với các đối tác.
 
Kháng sinh có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị Virus Corona chủng mới (COVID-19) không?
 
Không, kháng sinh không thể diệt được Virus mà chỉ có tác dụng với vi khuẩn.
 
Virus Corona (COVID-19) là một loại virus, do đó, kháng sinh không phải là biện pháp để phòng ngừa hay điều trị bệnh.
 
Tuy nhiên, nếu bạn phải nhập viện do bị nhiễm COVID-19, bạn có thể được chỉ định dùng kháng sinh để điều trị các bệnh do đồng nhiễm vi khuẩn.
 
Nước súc miệng có thể bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm Virus Corona mới (COVID-19)?
 
Không có bằng chứng cho thấy sử dụng nước súc miệng sẽ bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm Virus Corona chủng mới (COVID-19). Một số sản phẩm nước súc miệng có thể loại bỏ một số vi khuẩn nhất định trong nước bọt trong miệng trong vòng vài phút. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nước súc miệng có thể bảo vệ bạn khỏi Virus COVID-19.
 
Nhận được thư hoặc bưu kiện từ Trung Quốc có an toàn không?
 
Có, việc nhận thư hoặc bưu kiện từ Trung Quốc là hoàn toàn an toàn. Những người nhận bưu kiện từ Trung Quốc không có nguy cơ bị lây nhiễm Virus Corona.Từ các phân tích trước đây cho thấy Virus Corona không tồn tại lâu trên các đồ vật, chẳng hạn như thư tín hay bưu kiện.
 
Động vật nuôi có thể lây truyền Virus Corona chủng mới (COVID-19) không?
 
Hiện tại, không có bằng chứng động vật nuôi như chó, mèo có thể bị nhiễm Virus Corona chủng mới. Tuy nhiên, bạn vẫn nên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi tiếp xúc với động vật nuôi. Điều này sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi các vi khuẩn gây bệnh có thể lây truyền từ động vật sang người như E.coli và Salmonella.
 
Máy quét thân nhiệt có hiệu quả như thế nào trong việc phát hiện người bị nhiễm Virus Corona chủng mới (COVID-19)?
 
Máy quét thân nhiệt có hiệu quả trong việc phát hiện những người bị sốt (tức là có nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường) do bị nhiễm Virus Corona chủng mới (2019-nCoV). Tuy nhiên, máy không thể phát hiện ra những người bị nhiễm bệnh nhưng chưa bị sốt. Điều này là do phải mất từ 2 đến 10 ngày người bị nhiễm mới phát bệnh và bị sốt.
 
Khử trùng, sát khuẩn cơ thể bằng dung dịch chứa cồn hay Chlorine có tiêu diệt được Virus Corona chủng mới (COVID-19) không?
 
Không. Sử dụng dung dịch chứa cồn hay Chlorine để khử trùng, sát khuẩn cơ thể không thể tiêu diệt được Virus đã xâm nhập vào cơ thể. Theo đó, khi tự ý phun các dung dịch chứa chất diệt khuẩn như vậy đều có thể gây hại cho quần áo hoặc màng nhầy (mắt, miệng). Lưu ý: Cồn và Chlorine đều có tác dụng để khử trùng những bề mặt được tiếp xúc, nhưng hãy sử dụng chúng ở mức khuyến nghị được cho phép.
 
Đèn tia cực tím UV diệt khuẩn có thể diệt được Virus Corona chủng mới (COVID-19) không?
 
Không nên sử dụng đèn tia cực tím UV diệt khuẩn để khử trùng tay hoặc các vùng da khác vì bức xạ tia cực tím UV có thể gây kích ứng da.
 
Máy sấy tay có hiệu quả trong việc tiêu diệt Virus Corona chủng mới (COVID-19) không?
 
Không. Máy sấy tay không có hiệu quả trong việc tiêu diệt Virus Corona chủng mới (COVID-19). Để bảo vệ bản thân trước 2019-nCoV, bạn nên thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ bằng cách chà tay với dung dịch chứa cồn hoặc bằng xà phòng và nước sạch. Sau khi tay được rửa sạch, hãy lau khô bằng cách sử dụng khăn giấy hoặc máy sấy không khí nóng.
 
Tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), việc đánh giá và điều trị bệnh lý hô hấp được thực hiện dựa trên những hướng dẫn mới nhất của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) và Bộ Y Tế Việt Nam: 
 
- Chẩn đoán sớm. 
- Điều trị đúng phác đồ. 
- Phòng ngừa lây nhiễm. Đặc biệt, bệnh nhân tại AIH luôn được đồng hành, động viên và khuyến khích tinh thần trong suốt quá trình điều trị, đồng thời được điều trị, tập luyện phục hồi trong một môi trường lý tưởng với đầy đủ bác sĩ chuyên khoa, nhân viên y tế và phương tiện hỗ trợ. 
 
 
 

 
 
 
  • bởi Super Admin
  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Đỗ Ngọc Đức (Dr.)

Đỗ Ngọc Đức (Dr.)

Khoa nhi

Nguyễn Kim Hoa (Dr.)

Nguyễn Kim Hoa (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Huỳnh Đoàn Phương Mai (Dr.)

Huỳnh Đoàn Phương Mai (Dr.)

Khoa Thận Niệu - Nam khoa

Urology & Andrology

Mai Phan Tường Anh (Dr.)

Mai Phan Tường Anh (Dr.)

Khoa ngoại tổng hợp

General Surgery

Hoàng Thị Thanh Thảo (Dr.)

Hoàng Thị Thanh Thảo (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Xuân Chiến (Dr.)

Nguyễn Xuân Chiến (Dr.)

Khoa Thận Niệu - Nam khoa

Urology & Andrology