Đặt lịch khám

CÁC NHÓM VITAMIN QUAN TRỌNG MẸ BẦU CẦN BỔ SUNG KHI MANG THAI

CÁC NHÓM VITAMIN QUAN TRỌNG MẸ BẦU CẦN BỔ SUNG KHI MANG THAI

03/04/2023

Mẹ có biết trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ đòi hỏi cần được bổ sung thêm nhiều dưỡng chất để vừa nuôi bản thân mình lại vừa nuôi thai nhi khỏe mạnh?

9 tháng 10 ngày, em bé càng ngày càng lớn lên trong bụng, chế độ dinh dưỡng của em bé được lấy từ chính chế độ dinh dưỡng của mẹ truyền sang. Việc bổ sung các vitamin trong cơ thể trở nên đặc biệt quan trọng để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. ​

Dưới đây là một số vitamin không thể thiếu trong khi mang thai và vai trò của nó với mẹ và bé. Cùng tham khảo để lên kế hoạch bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày mẹ nhé! ​

► Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ: ​

3 tháng đầu của thai kỳ là thời kỳ hình thành thai nhi. Phần lớn giai đoạn phát triển và biệt hóa các cơ quan quan trọng diễn ra trong 12 tuần đầu. Nếu có một yếu tố nào làm ảnh hưởng đến giai đoạn phát triển, đặc biệt thuốc hay bức xạ thì các dị tật bẩm sinh có thể sẽ xảy ra. Giai đoạn này mẹ bầu nên chú trọng vào việc bổ sung đầy đủ các vitamin để  giảm thiểu nguy cơ dị tật bẩm sinh, sảy thai, sinh non….và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng thai kỳ sau sinh, cụ thể như sau: ​
 
  • Axit Folic: Bổ sung axit folic trong thời kỳ chuẩn bị mang thai và đầu thai kỳ là rất quan trọng và có thể ngăn ngừa 40–80% các khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi, bởi vì ống thần kinh phát triển trong 4 tuần đầu của thai kỳ. Ngoài chế độ ăn giàu axit folic, mẹ còn nên bổ sung thêm 600 microgram axit folic từ viên uống bổ sung để đáp ứng nhu cầu hình thành ống thần kinh của thai nhi. ​
  • I-ốt: trong thời kỳ đầu mang thai, sản xuất hormone tuyến giáp tăng 50% và bài tiết iốt qua thận tăng 30-50%, Hormone tuyến giáp của mẹ giúp điều chỉnh các quá trình quan trọng trong sự phát triển của não và hệ thần kinh của thai nhi. ​​

► Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ: ​

Tất cả các cơ quan bộ phận của cơ thể đã hoàn chỉnh và đây là giai đoạn phát triển chiều dài của thai nhi. Từ tháng 3 đến tháng thứ 6 trẻ dài được 70% chiều dài khi đẻ. Đây là giai đoạn tăng trưởng của thai nhi, do đó nhu cầu dinh dưỡng của mẹ cũng tăng để đáp ứng nhu cầu của thai nhi Mẹ hãy nhớ ngoài việc duy trì dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm: Đạm, Chất Béo, Tinh Bột, Chất Xơ; mẹ cần đáp ứng thêm: ​
 
  • Sắt: Giúp mở rộng khối lượng hồng cầu của mẹ, đáp ứng nhu cầu sắt của thai nhi và dự trữ nguồn sắt để bù đắp lượng sắt bị mất trong quá trình sinh nở (ví dụ, mất máu khi sinh) . Ngoài ra sắt còn đóng vai trò quan trọng giúp vận chuyển oxy cần thiết đến các tế bào cho mẹ và bé. ​
  • Kẽm: Thiếu kẽm trong thai kỳ có liên quan đến suy giảm khả năng miễn dịch, chuyển dạ kéo dài, sinh non, thai chậm phát triển trong tử cung, trẻ sơ sinh nhẹ cần và tăng huyết áp do thai nghén. ​
  • Canxi: Giúp xương chắc khỏe, tránh hiện tượng loãng xương khi mẹ bước sang tuổi mãn kinh. Đồng thời  hỗ trợ cho sự phát triển hệ xương của thai nhi ở tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ. Ngoài ra, việc bổ sung đủ nhu cầu Canxi có thể giúp làm giảm các nguy cơ bất lợi trong quá trình sinh như tiền sản giật, tăng huyết áp, băng huyết sau sinh, sinh non,…, ​
  • Vitamin nhóm B: sự thiếu hụt các vitamin này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào cũng như sự phát triển mô thần kinh.  ​
  • Vitamin A: Hỗ trợ sự phát triển và duy trì mô ở thai nhi, đồng thời cung cấp nguồn dự trữ cho bào thai và hỗ trợ quá trình trao đổi chất của mẹ. ​
  • Vitamin D: giúp tối ưu hóa sức khỏe xương của mẹ và thai nhi nhờ việc tăng cường hấp thụ canxi. ​

► Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ: ​

Đây là thời điểm thai nhi tăng trưởng về trọng lượng cơ thể. Bào thai lớn nhanh, đặc biệt ba tháng cuối thai kỳ từ 700g ở quý II, tăng mỗi tuần 200g trong quý III. Trong giai đoạn này, dinh dưỡng của thai nhi được cung cấp từ người mẹ qua rau thai. Nếu người mẹ không đủ dinh dưỡng hay tăng cân kém hoặc mẹ có vấn đề về rau thai thì trẻ sinh ra dễ có cân nặng thấp lúc sinh và tỉ lệ tử vong cao. Đẻ non dễ xảy ra trong 3 tháng cuối do rau thai không còn là hàng rào vững chắc để bảo vệ thai nữa. Mẹ hãy bổ sung đầy đủ các dưỡng chất kể trên để thai nhi nhận được  đủ các chất dinh dưỡng trước khi chào đời. ​

Thói quen ăn uống và sở thích của mỗi người là khác nhau vì vậy chế độ ăn uống và vận động cần được cá nhân hóa cho từng người chứ không có một thực đơn hoặc chế độ ăn uống nào áp dụng được cho tất cả.

Tại Khoa Dinh Dưỡng - Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), quy trình khám và tư vấn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai được xây dựng khoa học từ việc thăm khám, xây dựng thực đơn và hướng dẫn thực hành dinh dưỡng. Các chuyên gia dinh dưỡng sẽ đồng hành cùng mẹ trong suốt thai kỳ, giúp mẹ có đầy đủ kiến thức về dinh dưỡng để chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé một cách tốt nhất. ​

Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ giúp các mẹ có một thai kỳ thật an toàn và khỏe mạnh nhé! ​

--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: (Lối vào 199 Nguyễn Hoàng) Số 6, Đường Bắc Nam 3, Phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

  • bởi Super Admin
  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Đỗ Ngọc Đức (Dr.)

Đỗ Ngọc Đức (Dr.)

Khoa nhi

Nguyễn Kim Hoa (Dr.)

Nguyễn Kim Hoa (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Huỳnh Đoàn Phương Mai (Dr.)

Huỳnh Đoàn Phương Mai (Dr.)

Khoa Thận Niệu - Nam khoa

Urology & Andrology

Mai Phan Tường Anh (Dr.)

Mai Phan Tường Anh (Dr.)

Khoa ngoại tổng hợp

General Surgery

Hoàng Thị Thanh Thảo (Dr.)

Hoàng Thị Thanh Thảo (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Xuân Chiến (Dr.)

Nguyễn Xuân Chiến (Dr.)

Khoa Thận Niệu - Nam khoa

Urology & Andrology