Đặt lịch khám

CHĂM SÓC BÉ SAU SINH: MẸ CẦN LƯU Ý GÌ TRONG NHỮNG NGÀY ĐẦU VỀ NHÀ

CHĂM SÓC BÉ SAU SINH: MẸ CẦN LƯU Ý GÌ TRONG NHỮNG NGÀY ĐẦU VỀ NHÀ

12/01/2023

Trong những ngày sau sinh tại AIH, mẹ có thể an tâm vì đội ngũ y bác sĩ và nữ hộ sinh luôn túc trực kề cạnh để hỗ trợ. Nhưng khi "kỳ nghỉ dưỡng" kết thúc, chắc hẳn mẹ và gia đình sẽ khó tránh những bối rối không biết cần lưu ý gì để chăm sóc bé tại nhà một cách khoa học. Cùng điểm qua một số lưu ý quan trọng giúp mẹ và gia đình trải qua những ngày đầu đời bên thiên thần nhỏ nhẹ nhàng hơn nhé. ​

► Tắm bé: ​
 
  • Hạn chế số lượng xà phòng/ hóa chất và chỉ sử dụng loại dịu nhẹ dành riêng cho bé, tránh làm khô và gây kích ứng da, có thể chỉ tắm với nước ấm khoảng 37-38 độ C, không cần xà phòng. ​
  • Không bao giờ để bé một mình khi tắm, hãy chuẩn bị vật dụng cần cho việc tắm trong tầm tay ​



► Chăm sóc rốn: ​
 
  • Rốn bé sẽ tự khô và rụng từ 1-3 tuần sau sinh.​
  • Giữ rốn luôn sạch khô sạch, sau khi tắm, nhớ gấp tả dưới rốn​
  • Đảm bảo sát khuẩn tay trước khi chăm sóc rốn​
  • Vệ sinh rốn bằng dung dịch nước muối/ dung dịch sát khuẩn - Cồn 70 độ ​
  • Lau khô bằng gạc/ tăm bông vô khuẩn, theo nguyên tắc 1 chiều: sạch đến dơ, trong gốc chân rốn ra ngoài da quanh rốn, từ dưới chân rốn lên trên.​
  • Đăng ký lịch hẹn với bác sĩ ngay khi rốn có những dấu hiệu: chảy máu, dịch mủ, hôi, vùng da quanh rốn nóng đỏ sưng,...​



► Lượng sữa cần thiết cho bé sơ sinh:​

Cho trẻ bú theo nhu cầu, căn cứ theo dấu hiệu đòi bú và dấu hiệu bé no, không muốn bú tiếp. Đây là phương pháp tốt nhất, để bé tự gọi sữa và điều chỉnh lượng sữa theo mong muốn của bé, kích sữa tốt và ít gây nôn trớ. ​



► Xoa dịu bé: ​
 
  • Bé khóc là cách duy nhất để giao tiếp, gây sự chú ý, nên tìm hiểu nguyên nhân: Bé đói, trẻ cần thay tả, bé thấy khó chịu,...Trong 6 tháng đầu, bố mẹ đừng lo bé sẽ hư vì bạn dành quá nhiều thời gian cho bé ​
  • Ôm ấp và gắn kết, da kề da sớm nhất có thể, theo nhu cầu bé, nhất là những giờ đầu sau sanh giúp bé phát triển trí não. ​



► Giấc ngủ của bé: ​

Thường khoảng 12-16 tiếng/ ngày và những khung thời gian chưa đúng nhịp sinh hoạt của gia đình. Hãy đảm bảo bố mẹ hoặc người chăm sóc cũng chợp mắt nghỉ ngơi khi bé ngủ để bản thân bạn không kiệt sức vì thiếu ngủ. ​



Lưu ý an toàn khi bé ngủ:
  • Cho đến 1 tuổi, bé nên được đặt nằm ngửa, bé thường có xu hướng lật nằm sấp, khi phát hiện, bạn hãy lật bé trở lại, nếu bé có thể tự xoay trở thì bạn không cần can thiệp. ​
  • Đảm bảo xung quanh không có nhiều mền, thú bông, có thể gây ngạt bé.​

Nên để bé nằm ở nôi, mặt phẳng an toàn sau khi bé được chăm sóc/ được bú, không nên nằm chung giường với ba mẹ hoặc người chăm sóc vì có thể gây đè ngạt trong khi tất cả đều ngủ say, nhưng nên chung phòng để tiện quan sát, chăm sóc và cho bú mẹ.                                     ​

► Vàng da​

Hiện tượng này thường xuất hiện ở trẻ 3-4 ngày tuổi và biến mất sau khoảng 1-2 tuần.​

Để thử độ vàng da, bố mẹ ấn ngón tay lên trán hoặc mũi của bé, vùng da đó chuyển sang màu vàng. Khi đó, tiếp tục theo dõi vàng da bằng cách ấn vào phần nổi của xương ngực, hông và đầu gối của bé. ​



Khi nào vàng da cần gặp bác sĩ: ​
 
  • Vàng da đến gối hoặc cẳng chân ​
  • Trẻ sốt ​
  • Bú kém ​
  • Quấy khóc hoặc ngủ li bì ​
  • Gồng ưỡn người, cổ​

► Bé nôn trớ​

Nếu bé bú mẹ:​
 
  • Cứ tiếp tục bú, không cần dùng thuốc, vì sữa mẹ là phù hợp và dễ tiêu hóa hơn các nguồn dinh dưỡng khác. ​
  • Cho bú thường và thời gian ngắn hơn. Ví dụ mỗi 30 phút, cho bé bú 5-10 phút/ cử bú ​
  • Nếu việc nôn trớ cải thiện sau 2-3 giờ thì trở lại khoảng cách của cữ bú bình thường. Còn sau 24 giờ tình trạng không cải thiện thì phải đưa bé đến khám bác sĩ. ​



Nếu bé bú bình sữa mẹ vắt ra hoặc sữa khác: ​
 
  • Sau cử bú nên vỗ ợ hơi ​
  • Nằm đầu cao, 30 phút sau bú ​
  • Bú lượng sữa nhỏ hơn, cử gần lại ​
  • Tránh bú quá nhiều, tôn trọng theo dung tích sinh lý dạ dày, đặc biệt là những ngày đầu sau sinh. ​

Bé có cần uống nước? ​
 
  • Khi dưới 6 tháng tuổi: Bé không cần uống thêm nước, chỉ uống sữa mẹ hoàn toàn/sữa công thức. ​
  • Trên 6 tháng: Khi có ăn dặm, vẫn tiếp tục uống sữa và giới thiệu nước uống cho bé. ​

Giảm nguy cơ nhiễm trùng ở trẻ:
  • Vệ sinh tay thường xuyên ​
  • Tiêm ngừa đúng lịch​
  • Thường xuyên làm sạch bề mặt xung quanh ​
  • Giặt sạch đồ vải quanh trẻ ​
  • Tiệt khuẩn dụng cụ liên quan đến việc chuẩn bị sữa/ thực phẩm cho bé ​



Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh Nhi khoa, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe tổng quát; tiêm vaccine; theo dõi sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ; tư vấn về dinh dưỡng; và các dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh. ​

Khu khám Nhi tại AIH được phân chia thành 2 khu vực riêng biệt: khu dành cho trẻ khỏe và khu dành cho trẻ có bệnh, với mục đích phân luồng bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo. Khi trẻ đến bệnh viện có những triệu chứng nghi mắc bệnh, trẻ sẽ được đưa vào khu khám riêng, nhờ đó có thể chọn lọc và cách ly bệnh ngay từ đầu. ​

--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: (Lối vào 199 Nguyễn Hoàng) Số 6, Đường Bắc Nam 3, Phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

  • bởi Super Admin
  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Đỗ Ngọc Đức (Dr.)

Đỗ Ngọc Đức (Dr.)

Khoa nhi

Nguyễn Kim Hoa (Dr.)

Nguyễn Kim Hoa (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Huỳnh Đoàn Phương Mai (Dr.)

Huỳnh Đoàn Phương Mai (Dr.)

Khoa Thận Niệu - Nam khoa

Urology & Andrology

Mai Phan Tường Anh (Dr.)

Mai Phan Tường Anh (Dr.)

Khoa ngoại tổng hợp

General Surgery

Hoàng Thị Thanh Thảo (Dr.)

Hoàng Thị Thanh Thảo (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Xuân Chiến (Dr.)

Nguyễn Xuân Chiến (Dr.)

Khoa Thận Niệu - Nam khoa

Urology & Andrology