Đặt lịch khám
Ngày
Chọn ngày thăm khám
Chuyên khoa
Chọn chuyên khoa bạn muốn thăm khám trong danh sách bên dưới
Bác sĩ
Hãy tham khảo thông tin từ danh sách bên dưới để chọn bác sĩ phù hợp
Giờ
Chọn thời gian thăm khám
Điện thoại
Vui lòng nhập số điện thoại di động để nhận sự hỗ trợ tốt nhất
Thông báo
Vui lòng điền vào thông tin bên dưới
*
*
*
*
*
*
Khẩn cấp
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO TRÁI TIM KHỎE
Bạn đã sẵn sàng bắt đầu chế độ ăn uống tốt cho tim mạch của mình chưa? Dưới đây là 8 cách giúp bạn bắt đầu đấy.
1. Kiểm soát khẩu phần ăn
Ăn quá nhiều và quá nhanh có thể dẫn đến việc nạp nhiều calo hơn mức cơ thể cần, từ đó khiến bạn khó kiểm soát được cân nặng của mình, dẫn đến nguy cơ thừa cân. Một số cách giúp bạn kiểm soát khẩu phần ăn của mình:
1. Kiểm soát khẩu phần ăn
Ăn quá nhiều và quá nhanh có thể dẫn đến việc nạp nhiều calo hơn mức cơ thể cần, từ đó khiến bạn khó kiểm soát được cân nặng của mình, dẫn đến nguy cơ thừa cân. Một số cách giúp bạn kiểm soát khẩu phần ăn của mình:
- Sử dụng đĩa hoặc bát nhỏ để kiểm soát khẩu phần ăn;
- Ăn nhiều thực phẩm ít năng lượng, giàu chất dinh dưỡng như trái cây và rau;
- Hạn chế thức ăn có hàm lượng calo cao, natri cao như thức ăn tinh chế, chế biến sẵn hoặc thức ăn nhanh.
Ngoài ra, bạn cũng cần theo dõi số lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể.
2. Bổ sung nhiều rau và trái cây
Rau và trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào, ít calo và giàu chất xơ. Rau và trái cây cũng như các loại thực vật hoặc thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật khác có chứa các chất chống oxy hóa, ngăn ngừa hình thành các gốc tự do gây hại và có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Một số nghiên cứu chỉ ra nguy cơ mắc mỡ máu giảm 7% khi tiêu thụ thêm một khẩu khẩu phần hoa quả mỗi ngày. Ăn nhiều trái cây và rau củ hơn có thể giúp bạn cắt giảm lượng thực phẩm có hàm lượng calo cao như tinh bột và chất béo. Ăn ít nhất 400 gam rau quả hàng ngày để giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa và tăng mức tiêu thụ chất xơ. Để tăng được lượng tiêu thụ rau quả, chúng ta nên:
2. Bổ sung nhiều rau và trái cây
Rau và trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào, ít calo và giàu chất xơ. Rau và trái cây cũng như các loại thực vật hoặc thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật khác có chứa các chất chống oxy hóa, ngăn ngừa hình thành các gốc tự do gây hại và có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Một số nghiên cứu chỉ ra nguy cơ mắc mỡ máu giảm 7% khi tiêu thụ thêm một khẩu khẩu phần hoa quả mỗi ngày. Ăn nhiều trái cây và rau củ hơn có thể giúp bạn cắt giảm lượng thực phẩm có hàm lượng calo cao như tinh bột và chất béo. Ăn ít nhất 400 gam rau quả hàng ngày để giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa và tăng mức tiêu thụ chất xơ. Để tăng được lượng tiêu thụ rau quả, chúng ta nên:
- Bữa ăn nào cũng có rau;
- Ăn quả tươi và rau củ quả sống thay cho thức ăn vặt;
- Ăn rau quả theo mùa;
- Ăn đa dạng nhiều loại rau quả.
3. Chọn ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp chất xơ và các chất dinh dưỡng khác có vai trò trong việc điều hòa huyết áp và sức khỏe tim mạch. Bạn có thể tăng lượng ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn uống bằng cách thay thế các sản phẩm ngũ cốc tinh chế hoặc thử một số loại ngũ cốc nguyên hạt như farro, hạt quinoa hoặc lúa mạch. Đối với gạo thì nên lựa chọn gạo lứt, gạo lứt nếp than thay vì ăn gạo trắng
4. Hạn chế chất béo không lành mạnh
Hạn chế ăn chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa là bước quan trọng để giảm lượng cholesterol trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Mức cholesterol trong máu cao có thể dẫn đến sự tích tụ các mảng bám trong động mạch được gọi là xơ vữa động mạch, có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Giảm lượng chất béo xuống dưới 30% tổng năng lượng khẩu phần để kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm, bằng cách:
- Nên hấp hoặc luộc thức ăn thay vì chiên xào;
- Thay mỡ, bơ bằng các loại dầu thực vật chưa bão hòa như dầu đậu nành, dầu ngô, dầu hạt cải, dầu hướng dương;
- Sử dụng các loại sữa hoặc chế phẩm sữa tách bơ, thịt nạc, hoặc loại bỏ các phần mỡ thừa khỏi thịt, giảm việc tiêu thụ các thức ăn nướng hoặc chiên, các thực phẩm đóng gói sẵn chứa nhiều chất béo chuyển hóa công nghiệp.
5. Chọn nguồn protein ít chất béo
Thịt nạc, thịt gia cầm, cá, các sản phẩm từ sữa ít béo và trứng là một số nguồn cung cấp protein tốt nhất cho bạn. Ngoài ra, các nguồn protein thực vật mà bạn có thể lựa chọn là đậu lima, đậu ngựa, đậu lăng, đậu Hà Lan,…
6. Giảm muối (natri) trong thức ăn
Ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến huyết áp cao, một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim. Hạn chế muối (natri) là một phần quan trọng của chế độ ăn uống tốt cho tim mạch. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo rằng: Người lớn khỏe mạnh không nạp quá 2.300 miligam (mg) natri mỗi ngày (khoảng một thìa cà phê muối). Mức lý tưởng là không quá 1.500 mg natri mỗi ngày. Giảm mức tiêu thụ muối xuống dưới 5g một ngày bằng cách:
- Hạn chế sử dụng muối và các gia vị có chứa nhiều muối (như nước mắm, nước tương) khi nấu nướng và chuẩn bị thực phẩm;
- Không để muối và các loại nước chấm mặn trên bàn ăn;
- Giảm tiêu thụ các thức ăn vặt chứa nhiều muối;
- Chọn các thực phẩm có hàm lượng muối thấp.
7. Lên thực đơn hàng ngày theo kế hoạch
Xây dựng thực đơn bằng cách áp dụng 6 lưu ý trên. Khi lựa chọn thực phẩm cho mỗi bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ, hãy ưu tiên rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các nguồn protein nạc, chất béo lành mạnh và hạn chế thức ăn mặn. Đồng thời lưu ý về khẩu phần của bạn và đảm bảo sự đa dạng, đổi mới trong thực đơn.
8. Thỉnh thoảng cho phép bản thân được ăn uống thoải mái
Nếu bạn đang không có vấn đề về tim mạch thì một thanh kẹo hoặc một ít khoai tây chiên sẽ không làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, bạn không nên ăn mỗi ngày và đừng để nó trở thành cái cớ khiến bạn từ bỏ kế hoạch ăn uống lành mạnh.
Thói quen ăn uống và sở thích của mỗi người là khác nhau vì vậy chế độ ăn uống và vận động cần được cá nhân hóa cho từng người chứ không có một thực đơn hoặc chế độ ăn uống nào áp dụng được cho tất cả.
Khoa dinh dưỡng Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) với đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm sẽ tiến hành phân tích chế độ ăn và sinh hoạt hiện tại của bạn để đưa ra kế hoạch can thiệp dinh dưỡng hợp lý cho từng trường hợp riêng biệt.
7. Lên thực đơn hàng ngày theo kế hoạch
Xây dựng thực đơn bằng cách áp dụng 6 lưu ý trên. Khi lựa chọn thực phẩm cho mỗi bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ, hãy ưu tiên rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các nguồn protein nạc, chất béo lành mạnh và hạn chế thức ăn mặn. Đồng thời lưu ý về khẩu phần của bạn và đảm bảo sự đa dạng, đổi mới trong thực đơn.
8. Thỉnh thoảng cho phép bản thân được ăn uống thoải mái
Nếu bạn đang không có vấn đề về tim mạch thì một thanh kẹo hoặc một ít khoai tây chiên sẽ không làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, bạn không nên ăn mỗi ngày và đừng để nó trở thành cái cớ khiến bạn từ bỏ kế hoạch ăn uống lành mạnh.
Thói quen ăn uống và sở thích của mỗi người là khác nhau vì vậy chế độ ăn uống và vận động cần được cá nhân hóa cho từng người chứ không có một thực đơn hoặc chế độ ăn uống nào áp dụng được cho tất cả.
Khoa dinh dưỡng Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) với đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm sẽ tiến hành phân tích chế độ ăn và sinh hoạt hiện tại của bạn để đưa ra kế hoạch can thiệp dinh dưỡng hợp lý cho từng trường hợp riêng biệt.
--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
Tìm kiếm
Tin tức
Bác sĩ
Để lại bình luận