Đặt lịch khám
Ngày
Chọn ngày thăm khám
Chuyên khoa
Chọn chuyên khoa bạn muốn thăm khám trong danh sách bên dưới
Bác sĩ
Hãy tham khảo thông tin từ danh sách bên dưới để chọn bác sĩ phù hợp
Giờ
Chọn thời gian thăm khám
Điện thoại
Vui lòng nhập số điện thoại di động để nhận sự hỗ trợ tốt nhất
Thông báo
Vui lòng điền vào thông tin bên dưới
*
*
*
*
*
*
Khẩn cấp
CỬ ĐỘNG CỦA THAI NHI NHƯ THẾ NÀO LÀ BÌNH THƯỜNG?
Cử động của bé trong tử cung còn được gọi là thai máy. Đó có thể là một rung động bất kỳ được tạo ra bởi một cú đá nhẹ, vặn người hoặc cuộn mình. Những chuyển động này có thể thay đổi theo sự tiến triển của thai kỳ.
Tần Suất Của Thai Máy
Không có một con số cố định cho những cử động thông thường, bởi vì mỗi đứa trẻ đều khác nhau. Bé sẽ có những kiểu hay thói quen chuyển động riêng mà mẹ nên hiểu rõ.
Từ 18-24 tuần trở đi, mẹ sẽ cảm thấy bé cử động ngày càng nhiều hơn cho tới thời điểm 32 tuần, khi đó, bé thường gần như ở một vị trí cho tới khi sinh.
KHÔNG PHẢI là Bé cử động ít hơn vào cuối thai kỳ.
Mẹ sẽ TIẾP TỤC cảm thấy bé cưng cử động cho tới tận lúc trở dạ và cả trong lúc đang sinh bé. Hãy làm quen với thói quen cử động thông thường của bé.
Lưu ý: KHÔNG ĐƯỢC ĐỢI tới ngày hôm sau nếu mẹ cảm thấy lo lắng về những cử động của bé.
Tại Sao Cử Động Của Bé Cưng Lại Quan Trọng?
Những chuyển động mà mẹ cảm nhận được là điều hết sức bình thường và chúng sẽ thay đổi khác đi vào những giai đoạn sau của thai kỳ. Song, “thai máy” là dấu hiệu thông báo thai nhi khỏe mạnh và phát triển tốt.
Thỉnh thoảng, việc bé giảm số lần cử động có thể là một dấu hiệu cho biết bé không khỏe. Khoảng một nửa số phụ nữ có thai chết lưu đã để ý thấy cử động của bé ít dần đi hoặc ngừng lại hẳn.
Có Điều Gì Ảnh Hưởng Đến Những Cảm Nhận Thai Máy Không?
Mẹ có thể ít nhận thấy chuyển động của bé khi mẹ đang hoạt động hoặc bận rộn.
Nếu nhau thai nằm ở phía trước tử cung (dạ con), mẹ sẽ khó cảm nhận thấy cử động của bé hơn. Khi lưng bé nằm trước nhau thai, cử động của bé sẽ khó cảm nhận hơn so với khi lưng của bé nằm dọc theo lưng mẹ.
Nhưng đừng cho rằng, đây là lý do mẹ không thể cảm nhận được cử động của bé. Nếu nghĩ rằng cử động của bé đã chậm lại, dừng lại hoặc thay đổi, Mẹ hãy liên hệ ngay với bác sĩ. Tốt nhất là nên kiểm tra để chắc chắn hơn.
Ngôi thai xuôi hay ngược không ảnh hưởng tới những cảm nhận về thai máy.
Nếu Mẹ Cảm Nhận Thấy Cử Động Của Bé Ít Dần Thì Sao?
Nếu sau khi kiểm tra, mẹ vẫn thấy bất an với cử động của bé, mẹ phải liên hệ bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức, kể cả khi mọi việc vẫn ổn trong lần kiểm tra gần nhất.
ĐỪNG BAO GIỜ CHẦN CHỪ việc liên hệ với Bác sĩ chuyên khoa để xin lời khuyên, bất kể việc này xảy ra bao nhiêu lần.
-------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện AIH:
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
Tìm kiếm
Tin tức
Bác sĩ
Để lại bình luận