Đặt lịch khám
Ngày
Chọn ngày thăm khám
Chuyên khoa
Chọn chuyên khoa bạn muốn thăm khám trong danh sách bên dưới
Bác sĩ
Hãy tham khảo thông tin từ danh sách bên dưới để chọn bác sĩ phù hợp
Giờ
Chọn thời gian thăm khám
Điện thoại
Vui lòng nhập số điện thoại di động để nhận sự hỗ trợ tốt nhất
Thông báo
Vui lòng điền vào thông tin bên dưới
*
*
*
*
*
*
Khẩn cấp
DINH DƯỠNG CẦN THIẾT VÀ CÁC LƯU Ý CHO MẸ KHI NGHÉN
Ốm nghén là cảm giác buồn nôn của nhiều phụ nữ khi mang thai, liên quan đến sự thay đổi nồng độ hormon trong thai kì. Mặc dù ốm nghén là một phần hoàn toàn bình thường của thai kỳ khỏe mạnh, nhưng các cơn buồn nôn và nôn vẫn ảnh hưởng đến đời sống của mẹ bầu trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc lâu hơn. Dưới đây là một số gợi ý giúp mẹ kiểm soát tốt cơn ốm nghén và những lưu ý cần tránh cho mẹ bầu.
KIỂM SOÁT CƠN ỐM NGHÉN:
KIỂM SOÁT CƠN ỐM NGHÉN:
- Lựa chọn thực phẩm ít dầu mỡ, loại bỏ da, mỡ và nội tạng. Lưu ý chế biến món ăn ít dậy mùi để giảm cảm giác buồn nôn.
- Tăng cường ăn đa dạng các loại rau xanh, trái cây giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm cảm giác buồn nôn. Đây cũng là nhóm thực phẩm giúp mẹ bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết sau những lần nôn. Có thể xay hoặc ép nước, uống lạnh để giảm cảm giác buồn nôn.
- Bổ sung Vitamin B6: Một số nghiên cứu nhỏ lẻ cho thấy việc bổ sung viên vitamin B6 (10 – 25 mg, 3 lần/ngày) có thể làm giảm cảm giác buồn nôn. Một số thực phẩm giàu vitamin B6 có thể đáp ứng đủ nhu cầu hằng ngày của mẹ bao gồm: thịt heo, thịt gia cầm, một số loại cá, sữa, chuối đậu phộng, đậu nành, khoai tây…
- Kết hợp gừng vào chế độ ăn, như trà gừng nóng, kẹo gừng, bánh quy gừng hoặc thử ngậm miếng gừng nhỏ khi có các triệu chứng buồn nôn. Một số nghiên cứu cho thấy liều lượng sử dụng an toàn là 1gram bột gừng/ngày. Lưu ý chỉ sử dụng với liều lượng phù hợp và không chỉ định cho mẹ khi gần chuyển dạ hoặc ở những người có tiền sử sẩy thai, chảy máu âm đạo hoặc rối loạn đông máu.
- Uống nhiều nước: Do phải đáp ứng nhu cầu tuần hoàn máu của mẹ, duy trì nước ối và tuần hoàn máu cho thai nhi, nhu cầu nước hằng ngày của mẹ bầu cũng tăng lên. Mỗi ngày mẹ nên uống từ 2,5 – 3 lít nước. Để đảm bảo đủ lượng nước 1 ngày, cứ sau 20-30 phút, mẹ lại nhấp một ngụm nước và hãy uống nước ngay cả khi không cảm thấy khát.
- Chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa 1 ngày thay vì ăn 3 bữa lớn, đảm bảo lượng thức ăn trong dạ dày của mẹ không quá nhiều. Và mẹ không nên bỏ qua bữa ăn vì khi bụng đói có thể khiến cảm giác buồn nôn trở nên tồi tệ hơn.
- Ngồi thẳng lưng trong bữa ăn. Nghỉ ngơi sau bữa ăn nhưng tránh nằm thẳng. Dùng gối để nâng cao đầu và vai.
- Bổ sung viên sắt cũng có thể là yếu tố làm cho cảm giác buồn nôn trở nên trầm trọng hơn. Hãy trao đổi với nhân viên y tế để được hướng dẫn chi tiết và không nên tự ý uống viên bổ sung sắt nếu không được kê đơn.
CẦN NÊN TRÁNH NHỮNG NHÓM THỰC PHẨM SAU:
CẦN NÊN TRÁNH NHỮNG NHÓM THỰC PHẨM SAU:
- Các loại đồ uống chứa caffein như trà, cà phê, cacao. Thức ăn nhiều béo, nhiều dầu mỡ, cay nóng vì chúng thường đọng lại rất lâu trong dạ dày gây cảm giác khó chịu và buồn nôn.
- Thức ăn nhiều đường như nước ngọt có gas, bánh ngọt, socola, ...
- Thức ăn quá nặng mùi, vì sẽ gia tăng cảm giác buồn nôn.
- Nhóm trái cây họ cam quýt, vì chúng có nhiều axit, có thể gây kích ứng dạ dày của mẹ.
Thói quen ăn uống và sở thích của mỗi người là khác nhau vì vậy chế độ ăn uống và vận động cần được cá nhân hóa cho từng người chứ không có một thực đơn hoặc chế độ ăn uống nào áp dụng được cho tất cả.
Khoa dinh dưỡng Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) với đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm sẽ tiến hành phân tích chế độ ăn và sinh hoạt hiện tại của bạn để đưa ra kế hoạch can thiệp dinh dưỡng hợp lý cho từng trường hợp riêng biệt.
--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
Tìm kiếm
Tin tức
Bác sĩ
Để lại bình luận