Đặt lịch khám

ĐỐ MẸ BIẾT, KHI NÀO CON BẮT ĐẦU HÓNG CHUYỆN

ĐỐ MẸ BIẾT, KHI NÀO CON BẮT ĐẦU HÓNG CHUYỆN

28/08/2021

Mẹ đừng nghĩ rằng em bé sơ sinh chỉ biết “măm măm” và ngủ nhé. Ngoài việc khóc để "giao tiếp" với mẹ, con còn biết hóng chuyện nữa. Con hay hóng chuyện là dấu hiệu để mẹ biết con phản ứng tốt với âm thanh nhé! ​
 
Từ tháng thứ 4 - 5, con đã bắt đầu biết "nhiều chuyện" rồi đó mẹ. Thính giác trở nên nhạy cảm hơn, con không chỉ nghe mà còn sẽ phản ứng lại với những âm thanh bên ngoài. ​
 
Trong giai đoạn này, con rất ấn tượng với những âm thanh mình nghe được và ghi nhớ chúng trong trí nhớ non nớt, điều đó lý giải tại sao con có khả năng phân biệt giọng nói của mẹ, phản ứng lại giọng nói đó tốt hơn tất cả những người khác. Bàn chân bé xíu xiu của “tiểu siêu quậy” cứ đạp liên hồi, miệng cứ chem chép “ư, a”  là dấu hiệu con đang “hóng hớt” và cảm thấy thích thú với những câu chuyện xung quanh.  ​
 
Vậy mẹ nên làm gì để trẻ hóng chuyện và hình thành ngôn ngữ sớm?  ​
 
  • Giai đoạn 0 – 1 tháng tuổi: Ở thời điểm này mẹ tranh thủ vừa cho bú vừa thủ thỉ với con nhé. Đừng nghĩ điều này là vô ích hoặc quá sớm, vì từ khi còn là một bào thai con đã nhận ra giọng nói của mẹ rồi. ​
 
  • Giai đoạn 1 – 2 tháng tuổi: Lúc này mẹ có thể nói chuyện với con bằng giọng nhẹ nhàng, lắc lư người hoặc nhún nhảy, hát cho con nghe, con sẽ thấy rất thích thú và cảm giác an toàn khi ở bên mẹ. ​
 
  • Giai đoạn 2 – 3 tháng tuổi: Hãy chơi và tương tác với con bằng những đồ chơi có âm thanh vừa phải như tiếng lục lạc để thu hút sự chú ý của con. 
  • Giai đoạn 3 – 4 tháng tuổi: Giai đoạn này con đã biết cười hoặc khóc khi thích hay không thích một việc gì đó. Mẹ vẫn chơi với con, làm các động tác biểu cảm trên khuôn mặt để con có thể cười. ​
 
 
Bé chậm hóng chuyện thì phải làm sao? ​
 
Có những trường hợp trẻ sơ sinh hóng chuyện muộn hơn so với mốc 4 – 5 tháng tuổi, mẹ cũng không cần quá lo lắng. Nhưng nếu em bé của mẹ không phản ứng với âm thanh lớn hoặc dường như không bao giờ phản ứng với giọng nói của mọi người xung quanh thì hãy tìm đến bác sĩ để được kiểm tra. ​
 
Ngoài chế độ dinh dưỡng phù hợp thì việc tương tác với con trong giai đoạn này giúp ích cho việc học hỏi của con. Đừng quên rủ ba tham gia vào các hoạt động trên để con có thể cảm nhận được sự yêu thương của cả ba lẫn mẹ, các mẹ nhé!​
 
Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh Nhi khoa, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe tổng quát; tiêm vắc-xin; theo dõi sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ; tư vấn về dinh dưỡng; và các dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh. ​​ ​
 
Khu khám Nhi tại AIH được phân chia thành 2 khu vực riêng biệt: khu dành cho trẻ khỏe và khu dành cho trẻ có bệnh, với mục đích phân luồng bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo. Khi trẻ đến bệnh viện có những triệu chứng nghi mắc bệnh, trẻ sẽ được đưa vào khu khám riêng, nhờ đó có thể chọn lọc và cách ly bệnh ngay từ đầu. ​​ 

--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.

  • bởi Super Admin
  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Đỗ Ngọc Đức (Dr.)

Đỗ Ngọc Đức (Dr.)

Khoa nhi

Nguyễn Kim Hoa (Dr.)

Nguyễn Kim Hoa (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Huỳnh Đoàn Phương Mai (Dr.)

Huỳnh Đoàn Phương Mai (Dr.)

Khoa Thận Niệu - Nam khoa

Urology & Andrology

Mai Phan Tường Anh (Dr.)

Mai Phan Tường Anh (Dr.)

Khoa ngoại tổng hợp

General Surgery

Hoàng Thị Thanh Thảo (Dr.)

Hoàng Thị Thanh Thảo (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Xuân Chiến (Dr.)

Nguyễn Xuân Chiến (Dr.)

Khoa Thận Niệu - Nam khoa

Urology & Andrology