Đặt lịch khám

ĐỘT QUỴ - CĂN BỆNH TỬ THẦN VÀ 3 “GIỜ VÀNG” CẦN BIẾT

ĐỘT QUỴ - CĂN BỆNH TỬ THẦN VÀ 3 “GIỜ VÀNG” CẦN BIẾT

10/12/2020

Quy tắc phát hiện sớm đột quỵ F.A.S.T.
 
Quy tắc 03 “giờ vàng” và ca bệnh ngưng tim, ngưng thở “43 phút chết lâm sàng” được cấp cứu thành công tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH).
 
Tin tức một nghệ sĩ hài vừa qua đời đột ngột do đột quỵ ngày hôm qua khiến gia đình, bạn bè và người hâm mộ cả nước bàng hoàng và thương tiếc. Đó chỉ là một trong các trường hợp đột quỵ xảy ra ngày càng nhiều. Đáng tiếc nhất là những trường hợp đột tử mà trước đó bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh, không có bất kỳ dấu hiệu đáng ngờ nào. Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết sớm và phòng ngừa căn bệnh tử thần này? Hãy tìm hiểu về căn bệnh tử thần này để bảo vệ chính bản thân và các thành viên trong gia đình. 
 
Đột quỵ (hay gọi là tai biến mạch máu não) là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao. Nguyên nhân do nghẽn mạch máu trong não, có liên quan đến bệnh tim mạch và mỡ máu cao hoặc do vỡ mạch máu trong não, có liên quan đến cao huyết áp nhưng không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ. 
 
Tổ chức Đột quỵ Thế giới ước tính rằng, cứ mỗi 6 người sẽ có 1 người bị đột quỵ. Theo đó, chỉ riêng tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% bệnh nhân đột quỵ hồi phục hoàn toàn. 
Việc phát hiện sớm những dấu hiệu của chứng bệnh này là rất quan trọng để có thể giảm thiểu những hậu quả nguy hiểm của bệnh và rút ngắn thời gian điều trị. 
 
F.A.S.T – Quy Tắc Phát Hiện Sớm Đột Quỵ
 
Tuy có nhiều dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sớm, song để dễ nhớ, Hiệp hội Đột quỵ Quốc gia Hoa Kỳ (National Stroke Association) đưa ra nhóm dấu hiệu cảnh báo “F.A.S.T” để giúp mọi người nhận biết các triệu chứng đột quỵ phổ biến.
 
F – Face (Gương mặt)
 
Gương mặt mất cân đối, nhân trung lệch đi hoặc méo xệ một bên miệng. Biểu hiện rõ khi bệnh nhân cười, nhe răng.
 
A – Arms (Tay)
 
Kiểm tra tình trạng hiện yếu hoặc liệt tay, chân bằng cách yêu cầu bệnh nhân giơ đều hai tay, hai chân lên, nếu bên nào yếu hơn, hoặc rơi xuống trước cho thấy có liệt.
 
S – Speech (Lời nói)
 
Ngôn ngữ bất thường: Yêu cầu bệnh nhân nói, lặp lại một cụm từ đơn giản. Nếu không lưu loát, giọng “méo” hoặc không nói được đó là dấu hiệu bất thường.
 
T – Time (Thời gian)
 
Nếu có bất kỳ 1 trong 3 dấu hiệu này cho thấy bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ rất cao, hãy khẩn trương, nhanh nhất đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có khả năng điều trị đột quỵ.
 
⚡️ Quy tắc 03 “giờ vàng” 
 
Thời gian cấp cứu đột quỵ được tính bằng phút. Chần chừ mỗi phút, 2 triệu tế bào não sẽ chết mà không có cách nào hồi phục được. Do đó, cấp cứu trong vòng “3 giờ vàng” kể từ khi có triệu chứng khởi phát đầu tiên cho cơ hội sống cao hơn và đảm bảo được khả năng vận động.
 
👉 Hiểu rõ và áp dụng quy tắc này trong việc điều trị cho các bệnh nhân đột quỵ, đội ngũ nhân viên y tế Bệnh viện Quốc tế Mỹ đã thành công cứu sống bệnh nhân Canada gốc Việt bị ngưng tim, ngưng thở từ tay “tử thần”. 
 
🔵 Bệnh nhân N.H.Raymond (57 tuổi) sau khi dùng bữa trưa, ông cảm thấy mệt, khó thở, tức ngực. Linh cảm điều không ổn, ông nhanh chóng quay về khách sạn lấy passport, hồ sơ bảo hiểm và lập tức di chuyển ngay đến bệnh viện. Vừa tới sảnh bệnh viện, ông Raymond đã gục ngã ngay tại quầy đăng ký, mất ý thức hoàn toàn và tím tái khi chưa kịp báo tên của mình. Ngay lập tức, hệ thống báo động “Code Blue” toàn viện được kích hoạt. Trong vòng chưa đầy 1 phút, các bác sĩ, điều dưỡng thành viên của đội "Code Blue” cùng với đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ cấp cứu đã có mặt tại hiện trường để kịp thời ứng cứu. Lúc này ông Raymond được xác định trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở. Ê kíp đã ngay lập tức hồi sức tim phổi tại hiện trường kèm xoa bóp tim ngoài lồng ngực, bóp bóng giúp thở, sốc điện sớm khi có chỉ định, sử dụng thuốc vận mạch, thuốc chống loạn nhịp ... theo đúng phác đồ hồi sức tim phổi.
 
Sau 43 phút đấu tranh sinh tử, bệnh nhân khôi phục lại mạch, huyết áp và một phần tri giác khi có lại cảm giác đau ở ngực. Bệnh nhân được kiểm tra điện tâm đồ và xét nghiệm máu khẩn với kết quả trả về xác định chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp. 
 
Hồi phục sau 10 ngày không di chứng từ biến cố “chết lâm sàng 43 phút”, bệnh nhân được xuất viện và trở lại với sinh hoạt bình thường. Trước khi trở về Canada, bệnh nhân quay lại kiểm tra trình trạng sức khoẻ, kết quả ghi nhận tình trạng ổn định hoàn toàn.
 
🇺🇸 Khoa Cấp cứu Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) là đơn vị hoạt động 24/7, sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống với đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đảm bảo năng lực tiếp nhận và xử lý các trường hợp khẩn cấp. AIH cung cấp dịch vụ cấp cứu tiêu chuẩn Mỹ với: 
- Số điện thoại cấp cứu *1155 nhanh chóng, thuận tiện. 
- Xe cấp cứu được trang bị tiện nghi hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế. 
- Đội ngũ nhân viên hồi sức cấp cứu chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện lớn.
- Quy trình cấp cứu theo chuẩn JCI của Mỹ.
- Trang thiết bị phòng cấp cứu theo tiêu chuẩn Mỹ.
Ngoài ra, đơn vị hồi sức tích cực được trang bị hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, đồng bộ, khả năng cách ly hoàn toàn, cùng các kỹ thuật hồi sức cao, đáp ứng yêu cầu hồi sức nội và ngoại khoa.
--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH):
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
  • bởi Super Admin
  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Đỗ Ngọc Đức (Dr.)

Đỗ Ngọc Đức (Dr.)

Khoa nhi

Nguyễn Kim Hoa (Dr.)

Nguyễn Kim Hoa (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Huỳnh Đoàn Phương Mai (Dr.)

Huỳnh Đoàn Phương Mai (Dr.)

Khoa Thận Niệu - Nam khoa

Urology & Andrology

Mai Phan Tường Anh (Dr.)

Mai Phan Tường Anh (Dr.)

Khoa ngoại tổng hợp

General Surgery

Hoàng Thị Thanh Thảo (Dr.)

Hoàng Thị Thanh Thảo (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Xuân Chiến (Dr.)

Nguyễn Xuân Chiến (Dr.)

Khoa Thận Niệu - Nam khoa

Urology & Andrology