Đặt lịch khám

MẸ ĐÃ HIỂU VỀ SÀNG LỌC TRƯỚC SINH KHÔNG XÂM LẤN NIPT CHƯA?

MẸ ĐÃ HIỂU VỀ SÀNG LỌC TRƯỚC SINH KHÔNG XÂM LẤN NIPT CHƯA?

12/04/2024

Chắc hẳn nhiều mẹ bầu nào cũng từng nghe đến NIPT, một xét nghiệm máu đơn giản nhưng có thể cho biết rất nhiều điều về bé yêu của bạn. Xét nghiệm tiền sản không xâm lấn (NIPT) cho phép bác sĩ biết về các nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể ở trẻ. Và từ kết quả đó, bác sĩ sẽ quyết định nên kiểm tra bằng chọc ối hoặc theo dõi thai thường quy.
 
► Vậy NIPT là gì?
 
  • NIPT là xét nghiệm máu trước sinh để sàng lọc các rối loạn dị tật thai nhi như hội chứng Down (trisomy 21), hội chứng Edwards (trisomy 18) và hội chứng Patau (trisomy 13), gây ra khuyết tật trí tuệ hoặc dị tật bẩm sinh nghiêm trọng.
  • NIPT có độ chính xác cao hơn so với các phương pháp truyền thống khác như sàng lọc máu ba tháng đầu (ví dụ như xét nghiệm double test-combined test). Phương pháp này có độ chính xác 90 đến 99% với tỷ lệ dương tính giả dưới 1%. Điều đó có nghĩa rằng khả năng bạn được đề xuất các xét nghiệm tiếp theo như sinh thiết gai nhau CVS hoặc chọc ối là rất thấp.
 
► Trường hợp nào mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT?
 
  • Mẹ bầu lớn tuổi (từ 35 tuổi trở lên)
  • Mẹ bầu có chỉ số BMI cao (từ 30 trở lên)
  • Mẹ bầu có dùng biện pháp hỗ trợ sinh sản như IVF
  • Tiền sử có con bị dị tật bẩm sinh
  • Gia đình có người thân mắc các dị tật bẩm sinh và bệnh lý di truyền
  • Kết quả siêu âm hoặc xét nghiệm trước sinh khác có vấn đề
 
► Khi nào có thể thực hiện xét nghiệm NIPT?

Phương pháp xét nghiệm này có thể được thực hiện từ lúc thai nhi được 10 tuần vô kinh, sớm hơn tất cả các xét nghiệm sàng lọc hoặc chẩn đoán trước sinh khác. Kết quả sẽ có trong một đến hai tuần.
 
► Xét nghiệm NIPT được thực hiện như thế nào?
 
  • Sau khi tiến hành lấy máu, mẫu máu sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích. Kỹ thuật viên phòng xét nghiệm sẽ xem xét tế bào DNA tự do (cfDNA), đoạn DNA của thai nhi trong máu của mẹ, để rà soát dấu hiệu bất thường.
  • Tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) xét nghiệm NIPT được chỉ định từ tuần thứ 9, sớm hơn tất cả các xét nghiệm sàng lọc hoặc chẩn đoán trước sinh khác. Sau khi tiến hành lấy máu, mẫu máu sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích. Kỹ thuật viên phòng xét nghiệm sẽ xem xét tế bào DNA tự do (cfDNA), đoạn DNA của thai nhi trong máu của mẹ, để rà soát dấu hiệu bất thường. Bác sĩ sẽ kết hợp kết quả của xét nghiệm với các kết quả từ siêu âm ba tháng đầu và sàng lọc độ mờ da gáy để đưa những tư vấn thai kỳ chính xác.​
 
Để được tư vấn chi tiết, mẹ Inbox ngay Fanpage https://m.me/aih.com.vn hoặc liên hệ Hotline (028) 3910 9999.

Tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng sẽ theo dõi, tư vấn cụ thể cho từng trường hợp để các thai phụ có kế hoạch chăm sóc hợp lý nhất cho sức khỏe của mẹ và bé. AIH là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình phòng sinh tiêu chuẩn Mỹ - LDRP, cho phép sản phụ và người thân có những trải nghiệm “vượt cạn” tiện nghi và thoải mái tại một phòng duy nhất cho cả 4 giai đoạn: Chuyển dạ - Sinh (thường) - Hồi phục - Theo dõi ổn định sau sinh.
 
Đặc biệt, đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho nhi sơ sinh (NICU) tại AIH được trang bị hiện đại đạt chuẩn, cùng sự phối hợp đội ngũ chuyên gia hàng đầu gồm bác sĩ, điều dưỡng nhi sơ sinh, chuyên gia vật lý trị liệu, chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa, hỗ trợ kịp thời cho các ca sinh, đảm bảo an toàn và sự chăm sóc tốt nhất cho bé ngay từ khi chào đời.

 
  • bởi Super Admin
  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Đỗ Ngọc Đức (Dr.)

Đỗ Ngọc Đức (Dr.)

Khoa nhi

Nguyễn Kim Hoa (Dr.)

Nguyễn Kim Hoa (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Huỳnh Đoàn Phương Mai (Dr.)

Huỳnh Đoàn Phương Mai (Dr.)

Khoa Thận Niệu - Nam khoa

Urology & Andrology

Mai Phan Tường Anh (Dr.)

Mai Phan Tường Anh (Dr.)

Khoa ngoại tổng hợp

General Surgery

Hoàng Thị Thanh Thảo (Dr.)

Hoàng Thị Thanh Thảo (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Xuân Chiến (Dr.)

Nguyễn Xuân Chiến (Dr.)

Khoa Thận Niệu - Nam khoa

Urology & Andrology