Đặt lịch khám
Ngày
Chọn ngày thăm khám
Chuyên khoa
Chọn chuyên khoa bạn muốn thăm khám trong danh sách bên dưới
Bác sĩ
Hãy tham khảo thông tin từ danh sách bên dưới để chọn bác sĩ phù hợp
Giờ
Chọn thời gian thăm khám
Điện thoại
Vui lòng nhập số điện thoại di động để nhận sự hỗ trợ tốt nhất
Thông báo
Vui lòng điền vào thông tin bên dưới
*
*
*
*
*
*
Khẩn cấp
NHỮNG DỊ TẬT BẨM SINH PHỔ BIẾN Ở TRẺ SƠ SINH
Theo thống kê, cứ 33 trẻ sơ sinh ra đời là có 1 bé mắc dị tật bẩm sinh. Các dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ, có thể thể hiện ở ngay hình thái bên ngoài hoặc bên trong cơ quan nội tạng. Dù thế nào thì các dị tật bẩm sinh này cũng phải được phát hiện sớm để xử lý, phẫu thuật kịp thời ngay trong những ngày đầu sau sinh. Hãy cùng Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) tìm hiểu qua những dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ sơ sinh và lưu ý cho từng loại dị tật dưới đây:
► Thoát vị hoành:
Đây là dị tật bẩm sinh nặng, cứ mỗi 3000 trẻ sơ sinh là có một trẻ mắc dị tật thoát vị hoành. Đây là dị tật gây suy hô hấp nặng, có thể gây tử vong sớm ngay sau khi sinh. Bệnh có thể gặp ở dạng dị tật duy nhất hoặc đi kèm với nhiều dị tật khác ở tim, não, thận. Một số trường hợp khác có biểu hiện muộn, trẻ có dấu hiệu viêm phổi, khó thở và chỉ tình cờ phát hiện khi chụp phim X-quang. Khi chăm sóc trẻ có dị tật thoát vị hoành, tuyệt đối không bóp bóng qua mặt nạ, khi cần hỗ trợ hô hấp phải đặt nội khí quản.
► Thoát vị rốn:
Dị tật này xảy ra khi một phần ruột nhô ra qua lỗ rốn bởi áp lực trong lỗ bụng. Đây là khối u không đau, thường nhô ra khi cười, khóc, ho, đi vệ sinh và xẹp xuống khi nằm xuống thư giãn. Một số trường hợp thoát vị rốn có thể lặn vào trong bụng và được bịt kín bởi cơ thành bụng trước ngày sinh của trẻ. Khi chuyển trẻ mắc dị tật thoát vị rốn, ta cần đảm bảo khối thoát vị được đắp băng vô khuẩn và phủ túi plastic hoặc màng bám (để ngừa mất dịch). Ngoài ra, trẻ phải nhịn ăn hoàn toàn và đặt ống thông dạ dày dẫn lưu.
► Thoát vị màng não tủy:
Dị tật này khá hiếm gặp, xảy ra ở khoang rỗng trong các đốt sống của trẻ. Dị tật này có thể gây rối loạn chức năng thần kinh, ảnh hưởng đến hình dáng, sinh hoạt của trẻ. Biểu hiện rõ nhất của dị tật bẩm sinh này là khối u ở đường giữa phía lưng hoặc vùng xương cùng - cụt của trẻ.
► Dị tật tim bẩm sinh:
Được hình thành trong thời kỳ bào thai và tồn tại từ lúc bé được sinh ra, dị tật tim bẩm sinh có những dấu hiện nhận biết như tim đập nhanh, khó thở, kém tăng cân, phù chân, phù bụng, phù mắt, da nhợt nhạt… Theo thống kê, 1% trẻ sơ sinh có mắc dị tật tim bẩm sinh và được điều trị qua phẫu thuật và dùng thuốc.
► Dị tật bàn chân:
Đây là một trong những dị tật xương khớp bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh, thường đi kèm với các dị tật khác như loạn sản khớp hông, cứng đa khớp bẩm sinh, ưỡn khớp gối, vẹo cổ, tay khoèo… Trẻ mắc dị tật bàn chân có thể có cử động bất thường sau sinh. Khi gặp biểu hiện này, cần cho trẻ đi khám để được điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự phát triển vận động của bé sau này.
Một số dị tật bẩm sinh khác của trẻ sơ sinh mà các mẹ cũng nên lưu tâm:
► Thoát vị hoành:
Đây là dị tật bẩm sinh nặng, cứ mỗi 3000 trẻ sơ sinh là có một trẻ mắc dị tật thoát vị hoành. Đây là dị tật gây suy hô hấp nặng, có thể gây tử vong sớm ngay sau khi sinh. Bệnh có thể gặp ở dạng dị tật duy nhất hoặc đi kèm với nhiều dị tật khác ở tim, não, thận. Một số trường hợp khác có biểu hiện muộn, trẻ có dấu hiệu viêm phổi, khó thở và chỉ tình cờ phát hiện khi chụp phim X-quang. Khi chăm sóc trẻ có dị tật thoát vị hoành, tuyệt đối không bóp bóng qua mặt nạ, khi cần hỗ trợ hô hấp phải đặt nội khí quản.
► Thoát vị rốn:
Dị tật này xảy ra khi một phần ruột nhô ra qua lỗ rốn bởi áp lực trong lỗ bụng. Đây là khối u không đau, thường nhô ra khi cười, khóc, ho, đi vệ sinh và xẹp xuống khi nằm xuống thư giãn. Một số trường hợp thoát vị rốn có thể lặn vào trong bụng và được bịt kín bởi cơ thành bụng trước ngày sinh của trẻ. Khi chuyển trẻ mắc dị tật thoát vị rốn, ta cần đảm bảo khối thoát vị được đắp băng vô khuẩn và phủ túi plastic hoặc màng bám (để ngừa mất dịch). Ngoài ra, trẻ phải nhịn ăn hoàn toàn và đặt ống thông dạ dày dẫn lưu.
► Thoát vị màng não tủy:
Dị tật này khá hiếm gặp, xảy ra ở khoang rỗng trong các đốt sống của trẻ. Dị tật này có thể gây rối loạn chức năng thần kinh, ảnh hưởng đến hình dáng, sinh hoạt của trẻ. Biểu hiện rõ nhất của dị tật bẩm sinh này là khối u ở đường giữa phía lưng hoặc vùng xương cùng - cụt của trẻ.
► Dị tật tim bẩm sinh:
Được hình thành trong thời kỳ bào thai và tồn tại từ lúc bé được sinh ra, dị tật tim bẩm sinh có những dấu hiện nhận biết như tim đập nhanh, khó thở, kém tăng cân, phù chân, phù bụng, phù mắt, da nhợt nhạt… Theo thống kê, 1% trẻ sơ sinh có mắc dị tật tim bẩm sinh và được điều trị qua phẫu thuật và dùng thuốc.
► Dị tật bàn chân:
Đây là một trong những dị tật xương khớp bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh, thường đi kèm với các dị tật khác như loạn sản khớp hông, cứng đa khớp bẩm sinh, ưỡn khớp gối, vẹo cổ, tay khoèo… Trẻ mắc dị tật bàn chân có thể có cử động bất thường sau sinh. Khi gặp biểu hiện này, cần cho trẻ đi khám để được điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự phát triển vận động của bé sau này.
Một số dị tật bẩm sinh khác của trẻ sơ sinh mà các mẹ cũng nên lưu tâm:
- Dị tật gây suy hô hấp: Teo hẹp lỗ mũi sau, teo thực quản, hội chứng Pierre Robin.
- Dị tật gây tắc nghẽn đường tiêu hóa: Không hậu môn, hội chứng tắc ruột sơ sinh...
- Dị tật sinh dục: Giới tính mơ hồ, xoắn tinh hoàn, tinh hoàn ẩn (ở trẻ đủ tháng)...
- Dị tật đường tiểu: Lộ bàng quang.
Nhằm phát hiện các dị tật bẩm sinh ở trẻ, các bệnh viện sẽ khám thường quy cho bé 24-48 giờ đầu kể từ khi mới sinh. Ngoài ra, để phát hiện sớm hơn, các mẹ bầu nên khám thai định kỳ, đồng thời thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, đặc biệt phải bổ sung chất acid folic để giảm thiểu nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh.
Tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng sẽ theo dõi, tư vấn cụ thể cho từng trường hợp để các thai phụ có kế hoạch chăm sóc hợp lý nhất cho sức khỏe của mẹ và bé.
Đặc biệt, Bệnh viện AIH là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam đưa vào sử dụng hệ thống phòng sinh gia đình “4 trong 1” theo tiêu chuẩn Mỹ – còn gọi là phòng LDRP (chuyển dạ chờ sinh – sinh (thường) – hồi phục – theo dõi sau sinh), cho phép sản phụ và gia đình lưu trú tại một phòng duy nhất từ lúc chuyển dạ chờ sinh đến khi tình trạng sản phụ ổn định và an toàn sau sinh.
--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
Tìm kiếm
Tin tức
Bác sĩ
Để lại bình luận