Đặt lịch khám

NHỮNG VẤN ĐỀ TIÊU HÓA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ TRÍ

NHỮNG VẤN ĐỀ TIÊU HÓA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ TRÍ

12/04/2024

Trẻ nhỏ thường khiến ba mẹ lo lắng vì chứng rối loạn tiêu hóa khiến trẻ khó chịu và ảnh hưởng lâu dài đến việc ăn uống, hấp thu dinh dưỡng và không có lợi cho sức khỏe của bé.
 
► RỐI LOẠN TIÊU HÓA LÀ GÌ?
 
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng đường tiêu hóa có những biểu hiện bất thường như đau bụng, nôn trớ, táo bón, tiêu chảy… Từ đó, làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ, trẻ sẽ thường xuyên mệt mỏi, chậm tăng cân, chậm lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Thông thường các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt thường ngày và sự phát triển của trẻ.
 
Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ dễ gặp vấn đề với đường tiêu hóa như vậy?
 
► NGUYÊN NHÂN RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở TRẺ​
 
Trẻ trong độ tuổi từ 0 cho đến 6 tuổi, tác nhân chính dễ đến các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa của trẻ chính là do sức đề kháng lẫn hệ tiêu hóa của trẻ lúc này còn yếu do chưa có sự phát triển đầy đủ, do đó dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng...
 
Thuốc kháng sinh nạp vào cơ thể trẻ để trị các bệnh khác cũng có thể là nguyên nhân khiến cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Vì khi kháng sinh đi vào cơ thể, chúng không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng sinh thái đường ruột, dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
 
Các bệnh khác như viêm mũi họng cấp, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản,… tưởng không liên quan mà lại liên quan không tưởng đến bệnh tiêu hóa. Vì các bệnh này luôn đi kèm với các dịch tiết đờm chứa vi khuẩn, trẻ còn nhỏ nên có thể thay vì khạc nhổ ra ngoài, trẻ lại nuốt vào trong, các vi khuẩn có trong dịch đờm sẽ gây hạn, làm nhiễm khuẩn đường ruột và gây rối loạn tiêu hóa cho trẻ.
 
Rối loạn tiêu hóa cũng có thể xảy ra ở trẻ có chế độ ăn không hợp lý. Những thực phẩm nhiều dầu mỡ, bánh kẹo ngọt, lạp xưởng, xúc xích,... và những đồ uống có ga, nước ngọt sẽ là nguyên nhân gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ vì đó đều là những loại thực phẩm hoàn toàn không tốt cho cơ thể của trẻ, đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa.
 
Với trẻ sống trong môi trường có chất lượng vệ sinh kém từ nguồn nước ô nhiễm cho đến nguồn thực phẩm cũng sẽ dễ dàng nhiễm khuẩn và gây nên triệu chứng rối loạn đường ruột.
 
► CÁCH XỬ LÝ TỨC THỜI​
 
Khi bố mẹ khi thấy con có các biểu hiện nhiễm khuẩn đường ruột như nôn trớ liên tục, táo bón, và tiêu chảy có thể áp dụng ngay những hướng xử lý sau đây:​
 
  • Chế biến thức ăn dạng mềm để ruột trẻ dễ tiếp nhận và tiêu hóa.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để trẻ dễ ăn và dễ hấp thu hơn, tránh trường hợp quá no hay quá đói.​
  • Tăng cường cho trẻ ăn các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa như: sữa chua, rau xanh, hoa quả,…
 
Nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài, cơ thể mất nước và mất cân bằng điện giải thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng dung dịch oresol.
 
► HƯỚNG XỬ LÝ LÂU DÀI​
 
Để tránh tình trạng bệnh lý rối loạn tiêu hóa kéo dài, bố mẹ cần xử lý triệt để từ nguồn cơn của bệnh là từ thói quen ăn uống của trẻ.
 
Về lâu dài, bố mẹ nên hướng dẫn và kiên nhẫn tập cho trẻ thói quen nhai kĩ thức ăn. Khi thực phẩm được nghiền nhỏ sẽ hòa trộn tốt hơn với enzyme tiêu hóa. Thức ăn xuống đến dạ dày và đường ruột sẽ nhanh chóng được tiêu hóa hơn bình thường, nhờ đó, bữa ăn của trẻ trở nên ngon miệng hơn, đồng thời giúp đẩy lùi triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
 
Ngay sau khi trẻ ăn no, không nên cho trẻ chơi thể thao hay vận động mạnh vì lượng thức ăn lớn đang có trong dạ dày trẻ sẽ bị xáo trộn khiến trẻ bị đau bụng. Chỉ nên cho trẻ đi bộ từ tốn hoặc vận động nhẹ là phù hợp nhất.
 
Bố mẹ cũng nên xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ với các thức ăn được nấu tại nhà đảm bảo an toàn thực phẩm, đủ chất và vệ sinh. Phụ huynh nên lựa chọn cho trẻ là những loại thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau củ quả, ngũ cốc, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt. Những thực phẩm có lợi này đóng vai trò trong việc giữ và lọc thức ăn trong hệ tiêu hóa để lấy năng lượng và dinh dưỡng, đẩy các chất thải còn lại ra ngoài.
 
Cần hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ vì đây là các thực phẩm khó tiêu hóa đối với cơ thể còn non nớt của trẻ.
 
Bên cạnh đó phụ huynh nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Việc cung cấp một lượng nước vừa đủ cho cơ thể mỗi ngày có thể giúp thức ăn loãng ra, dễ di chuyển trong đường ruột.​
 
Cả nhà hãy cùng trẻ luôn rửa tay kỹ bằng xà phòng trước khi ăn để đảm bảo vệ sinh trong ăn uống dù tại nhà hay khi ra ngoài dùng bữa.

Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh Nhi khoa, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe tổng quát; tiêm vaccine; theo dõi sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ; tư vấn về dinh dưỡng; và các dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh.​
 
Khu khám Nhi tại AIH được phân chia thành 2 khu vực riêng biệt: khu dành cho trẻ khỏe và khu dành cho trẻ có bệnh, với mục đích phân luồng bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo. Khi trẻ đến bệnh viện có những triệu chứng nghi mắc bệnh, trẻ sẽ được đưa vào khu khám riêng, nhờ đó có thể chọn lọc và cách ly bệnh ngay từ đầu.​

--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

  • bởi Super Admin
  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Đỗ Ngọc Đức (Dr.)

Đỗ Ngọc Đức (Dr.)

Khoa nhi

Nguyễn Kim Hoa (Dr.)

Nguyễn Kim Hoa (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Huỳnh Đoàn Phương Mai (Dr.)

Huỳnh Đoàn Phương Mai (Dr.)

Khoa Thận Niệu - Nam khoa

Urology & Andrology

Mai Phan Tường Anh (Dr.)

Mai Phan Tường Anh (Dr.)

Khoa ngoại tổng hợp

General Surgery

Hoàng Thị Thanh Thảo (Dr.)

Hoàng Thị Thanh Thảo (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Xuân Chiến (Dr.)

Nguyễn Xuân Chiến (Dr.)

Khoa Thận Niệu - Nam khoa

Urology & Andrology