Đặt lịch khám

SÀNG LỌC BỆNH TIM BẨM SINH NẶNG Ở TRẺ SƠ SINH

SÀNG LỌC BỆNH TIM BẨM SINH NẶNG Ở TRẺ SƠ SINH

21/02/2020

Bệnh tim bẩm sinh nặng là gì?
 
Tim bẩm sinh (TBS) là dị tật bẩm sinh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh, xảy ra ở khoảng 1% trong tổng số các em bé mới chào đời. Bệnh tim bẩm sinh xảy ra khi tim hoặc các mạch máu lớn của bé hình thành không đúng cách. Có nhiều tật TBS, từ nhẹ đến nặng. Một tật tim "nặng" là tật tim cần phải được điều trị khẩn cấp để đem lại kết quả tốt nhất cho em bé. Điều trị có thể bao gồm các thủ thuật và phẫu thuật.
 
Tại sao phải sàng lọc tìm TBS? 
 
Siêu âm tiền sản có thể phát hiện một số trường hợp TBS, nhưng không phải tất cả TBS đều có thể được phát hiện trước sinh. Nếu không có sàng lọc sau sinh, trẻ bị TBS đôi khi bị bỏ sót khi xuất viện vì chúng trông có vẻ khỏe mạnh. Ở nhà, các trẻ này có thể diễn tiến nặng và cần được cấp cứu. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm TBS, trẻ có thể được điều trị sớm và sống khỏe mạnh hơn.
 
Khi nào sàng lọc TBS được thực hiện?
 
24-48 giờ sau sinh hoặc trước khi xuất viện.
 
Sàng lọc TBS được thực hiện như thế nào?
 
Đo độ bão hòa oxy trong máu (SpO2) được sử dụng để sàng lọc TBS ở trẻ sơ sinh. Đo SpO2 thực hiện nhanh chóng, dễ dàng và không gây tổn thương cho trẻ. Một cảm biến nhỏ được gắn lên bàn tay phải và một chân của trẻ để đo mức oxy trong máu. Sàng lọc TBS được thực hiện từ hoặc sau 24 giờ sau sinh. Sàng lọc được thực hiện lúc trẻ ấm áp và yên tĩnh. Nếu trẻ khóc, cử động, quấy hoặc lạnh, thì việc kiểm tra sẽ lâu hơn. Sàng lọc cũng đôi khi cần thực hiện lại.
 
Chuyện gì xảy ra nếu độ bão hòa oxy (SpO2) thấp? 
 
Trẻ có nồng độ oxy máu thấp có thể bị TBS. Các bất thường hô hấp hoặc nhiễm trùng cũng có thể gây ra mức oxy máu thấp. Bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận trẻ và siêu âm tim sẽ được thực hiện để tầm soát TBS. 
 
Phụ huynh nên biết điều gì nếu kết quả sàng lọc bình thường? 
 
Ở trẻ khỏe mạnh, SpO2 dao động từ 95% -100%, chênh lệch SpO2 giữa tay phải và chân nhỏ hơn 4%. Một trả mắc TBS có thể có SpO2 bình thường, do đó kết quả sàng lọc bình thường cũng không loại trừ hoàn toàn TBS.
 
Những dấu hiệu cảnh báo TBS cha mẹ nên theo dõi là: da niêm xanh tái, rên rỉ, thở nhanh, ăn kém và chậm tăng cân.
 
Nghĩ bệnh TIM (5T)
 
TẦN SỐ: nhịp tim quá chậm hoặc quá nhanh (bình thường là 100 đến 160 lần trong 1 phút) 
 
TỔNG TRẠNG: Ngủ nhiều, ngủ suốt bữa ăn
 
TÍM TÁI: Da xanh, nhợt nhạt hoặc tím
 
THỞ: Thở quá nhanh hoặc quá chậm (Bình thường là 40-60 nhịp thở trong 1 phút) 
 
TAY CHÂN LẠNH: Sờ thấy lạnh đặt biệt ở lòng bàn tay và chân
 
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số những dấu hiệu kể trên, hãy cho trẻ khám ngay với bác sĩ tim mạch Nhi để được kiểm tra TBS.
 
 
  • bởi Super Admin
  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Đỗ Ngọc Đức (Dr.)

Đỗ Ngọc Đức (Dr.)

Khoa nhi

Nguyễn Kim Hoa (Dr.)

Nguyễn Kim Hoa (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Huỳnh Đoàn Phương Mai (Dr.)

Huỳnh Đoàn Phương Mai (Dr.)

Khoa Thận Niệu - Nam khoa

Urology & Andrology

Mai Phan Tường Anh (Dr.)

Mai Phan Tường Anh (Dr.)

Khoa ngoại tổng hợp

General Surgery

Hoàng Thị Thanh Thảo (Dr.)

Hoàng Thị Thanh Thảo (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Xuân Chiến (Dr.)

Nguyễn Xuân Chiến (Dr.)

Khoa Thận Niệu - Nam khoa

Urology & Andrology