Đặt lịch khám
Ngày
Chọn ngày thăm khám
Chuyên khoa
Chọn chuyên khoa bạn muốn thăm khám trong danh sách bên dưới
Bác sĩ
Hãy tham khảo thông tin từ danh sách bên dưới để chọn bác sĩ phù hợp
Giờ
Chọn thời gian thăm khám
Điện thoại
Vui lòng nhập số điện thoại di động để nhận sự hỗ trợ tốt nhất
Thông báo
Vui lòng điền vào thông tin bên dưới
*
*
*
*
*
*
Khẩn cấp
SÀNG LỌC KHIẾM THÍNH Ở TRẺ SƠ SINH
Tại sao trẻ sơ sinh cần được sàng lọc khiếm thính?
Mặc dù hầu hết trẻ sơ sinh có thể nghe bình thường, nhưng vẫn có 1 đến 3 bé trong số 1.000 bé bị giảm thính lực. Nếu không có xét nghiệm sàng lọc khiếm thính cho trẻ sơ sinh, thì rất khó để phát hiện tình trạng mất thính lực trong những tháng năm đầu đời của bé. Khoảng một nửa số trẻ bị mất thính lực không có yếu tố nguy cơ nào cả.
Trẻ em học hỏi ngay từ thời điểm chúng được sinh ra. Một trong những cách chúng học là thông qua thính giác. Nếu thính giác có vấn đề mà trẻ không được điều trị đúng và can thiệp sớm, trẻ sẽ gặp khó khăn trong phát âm và phát triển ngôn ngữ.
Khám sàng lọc thính giác sơ sinh có thể phát hiện tình trạng mất thính lực có thể xảy ra trong những ngày đầu tiên của cuộc đời em bé. Nếu phát hiện thấy mất thính lực, các xét nghiệm tiếp theo sẽ được thực hiện để xác nhận kết quả. Khi mất thính lực được xác nhận, điều trị và can thiệp sớm nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Các nghiên cứu cho thấy trẻ bị mất thính lực được can thiệp sớm thích hợp trước 6 tháng tuổi thường phát triển các kỹ năng ngôn ngữ và học tập tốt.
Khi nào thực hiện sàng lọc?
Nếu bạn sinh con tại bệnh viện, sàng lọc khiếm thính cho trẻ sơ sinh được thực hiện trước khi xuất viện. Nếu không, nó sẽ được thực hiện bởi một chuyên viên y tế trong vòng vài tuần đầu tiên. Lý tưởng nhất, xét nghiệm được thực hiện trong 4 đến 5 tuần đầu tiên, nhưng có thể trong vòng 3 tháng tuổi.
Sàng lọc khiếm thính trẻ sơ sinh được thực hiện như thế nào?
Có 2 xét nghiệm sàng lọc có thể được sử dụng:
•Đo âm ốc tai (OAE)— Nghiệm pháp này đo các sóng âm được tạo ra ở tai trong. Một đầu dò nhỏ được đặt ngay bên trong ống tai của trẻ. Nó đo lường đáp ứng (âm thanh dội lại) khi tiếng click được phát vào tai trẻ.
• Đo đáp ứng thính giác thân não (AABR)— Nghiệm pháp này đo lường cách mà dây thần kinh thính giác phản ứng với âm thanh. Tiếng click được phát ra qua tai nghe mềm vào tai của em bé. Ba điện cực được gắn lên vùng đầu em bé để đo đáp ứng của dây thần kinh thính giác.
Cả hai nghiệm pháp này đều nhanh (khoảng 5 đến 10 phút), không đau và được thực hiện trong khi bé đang ngủ hoặc nằm yên. Có thể sử dụng một hoặc cả hai nghiệm pháp.
Khi nào tôi biết kết quả?
Bạn sẽ được báo kết quả ngay sau khi làm xong thử nghiệm.
Kết quả có ý nghĩa gì?
Nếu sàng lọc cho thấy có phản ứng rõ ràng từ cả hai tai của bé, gần như chắc chắn là bé không bị khiếm thính.
Nếu sàng lọc không thấy có phản ứng rõ ràng từ một hoặc cả hai tai của bé, thì em bé của bạn sẽ cần phải làm thử nghiệm lần hai. Điều này không có nghĩa là em bé của bạn bị điếc. Lịch hẹn lặp lại sàng lọc là lúc trẻ được 1 tháng tuổi.
Kết quả sàng lọc ban đầu có thể bị ảnh hưởng bởi:
• Sự hiện diện của dịch ối hoặc chất gây trong ống tai
• Dịch tai giữa tạm thời
• Khu vực sàng lọc quá ồn ào hoặc bé không nằm yên.
Nếu không thấy phản ứng rõ ở một hoặc cả hai tai tại thời điểm sàng lọc lần 2, em bé của bạn sẽ được giới thiệu đến chuyên gia thính học nhi để xác định xem bé thực sự có vấn đề về thính giác hay không.
Nếu phát hiện bị khiếm thính, bạn có thể làm gì?
Điều này phụ thuộc vào loại khiếm thính của bé. Tất cả các bé khiếm thính nên được khám với một bác sĩ chuyên về thính học có kinh nghiệm với trẻ sơ sinh, bác sĩ tai mũi họng và bác sĩ mắt nhi khoa. Một số trẻ khiếm thính cũng có thể có vấn đề về thị lực. Trẻ cũng có thể cần khám bác sĩ di truyền học để xem có nguyên nhân di truyền nào gây mất thính giác hay không.
Bác sĩ chuyên thính học cùng bác sĩ tai mũi họng có thể làm các thử nghiệm thính giác đặc biệt để xác định mức độ giảm thính lực của bé và có thể làm gì để giúp đỡ bé.
Nếu bé điếc vĩnh viễn, có thể dùng các thiết bị trợ thính và các dịch vụ hỗ trợ ngôn ngữ và lời nói. Đôi khi, phẫu thuật có thể có ích.
Tìm kiếm
Tin tức
Bác sĩ
Để lại bình luận