Đặt lịch khám

SỎI TIẾT NIỆU & NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

SỎI TIẾT NIỆU & NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

05/06/2023

? Bạn có đang uống ít hơn 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày? ​
? Bạn có thói quen tiểu ít hoặc nhịn tiểu? ​
? Bạn có khẩu vị mặn hơn mọi người xung quanh?    ​

Những điều này chính là nguy cơ khiến bạn có thể bị sỏi tiết niệu. Vậy sỏi tiết niệu nguy hiểm như thế nào? Cùng Bệnh viện quốc tế Mỹ (AIH) đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé. ​

Hệ tiết niệu của con người gồm hai thận, hai niệu quản hai bên phải và trái, bàng quang (là nơi chứa nước tiểu) và cuối cùng là niệu đạo. Khi sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào của hệ tiết niệu nghĩa là đã mắc sỏi tiết niệu. Như vậy sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Sỏi tiết niệu có nhiều nguyên nhân. Sự hình thành sỏi thường do các muối khoáng hòa tan (canxi, oxalat, urat...) trong nước tiểu. Phần lớn, sỏi hình thành từ thận, di chuyển theo đường đi của hệ tiết niệu và bài tiết ra ngoài nên nhiều người quen gọi là sỏi thận. Nam giới có thể bị sỏi tiền liệt tuyến. ​

► Đa phần khi sỏi đạt kích thước khá lớn sẽ gây bế tắc đường tiểu hoặc chèn ép vào các vị trí quan trọng, bệnh nhân sẽ gặp những triệu chứng như:
  • Đi tiểu buốt, tiểu ngắt quãng, tiểu bí, tiểu lắt nhắt, nước tiểu đục hoặc ra máu .​
  • Cơn đau dữ dội đột ngột sau đó, âm ỉ thường xuất hiện ở vùng thắt lưng ​
  • Sốt cao và tái sốt thường xuyên do nhiễm trùng đường tiểu ​

► Sỏi tiết niệu không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nhưng nếu không may bạn phát hiện bệnh vào thời điểm muộn thì sẽ dẫn đến các biến chứng như: ​
 
  • Ứ nước thận: Do sỏi gây bế tắc dòng chảy của nước tiểu, nước tiểu không xuống được bàng quang để thoát ra ngoài từ đó ứ đọng tại thận, làm giãn nở các đài bể thận, ảnh hưởng chức năng thận có thể hoặc không thể hồi phục. ​
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Do sỏi gây bế tắc và niêm mạc đường tiểu viêm phù nề, tổn thương là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển . ​
  • Suy thận cấp: Do sỏi gây tắc hoàn toàn đường tiểu hai bên. ​
  • Suy thận mạn: Các tế bào thận bị tổn thương không phục hồi. ​

Ðể sỏi niệu không trở thành mối nguy hại đối với sức khỏe, hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhằm hạn chế diễn tiến nặng và biến chứng nguy hiểm. ​

Tại Khoa Thận Niệu - Nam khoa Bệnh viện AIH, người bệnh sẽ nhận được sự chăm sóc toàn diện và riêng biệt cho từng trường hợp với các bác sĩ niệu khoa giàu kinh nghiệm. Cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện chẩn đoán hiện đại, các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác các bệnh phức tạp ngay lần khám đầu tiên, mang đến khả năng điều trị thành công cao nhất. ​

AIH hiện đang áp dụng nhiều phương pháp điều trị, từ điều trị bằng thuốc đến các phẫu thuật ít xâm hại như nội soi tiết niệu, phẫu thuật nội soi... với mục tiêu mang lại sự thoải mái và phục hồi nhanh nhất cho người bệnh, cũng như tiếp tục theo dõi định kỳ tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sau can thiệp đề phòng tái phát sỏi niệu. ​

--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: (Lối vào 199 Nguyễn Hoàng) Số 6, Đường Bắc Nam 3, Phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

  • bởi Super Admin
  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Đỗ Ngọc Đức (Dr.)

Đỗ Ngọc Đức (Dr.)

Khoa nhi

Nguyễn Kim Hoa (Dr.)

Nguyễn Kim Hoa (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Huỳnh Đoàn Phương Mai (Dr.)

Huỳnh Đoàn Phương Mai (Dr.)

Khoa Thận Niệu - Nam khoa

Urology & Andrology

Mai Phan Tường Anh (Dr.)

Mai Phan Tường Anh (Dr.)

Khoa ngoại tổng hợp

General Surgery

Hoàng Thị Thanh Thảo (Dr.)

Hoàng Thị Thanh Thảo (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Xuân Chiến (Dr.)

Nguyễn Xuân Chiến (Dr.)

Khoa Thận Niệu - Nam khoa

Urology & Andrology