Đặt lịch khám

TIỂU KHÔNG KIỂM SOÁT KHI GẮNG SỨC

TIỂU KHÔNG KIỂM SOÁT KHI GẮNG SỨC

22/04/2020

Bàng quang là nơi chức đựng nước tiểu từ thận xuống. Chức năng của bàng quang là giữ lại nước tiểu cho đến khi bạn sẵn sàng muốn thải nước tiểu ra ngoài (đi tiểu).

Nếu bàng quang của bạn làm việc tốt:
 
  • Bạn có thể đi tiểu hoặc giữ lại nước tiểu tùy ý. Khi nào bạn muốn đi tiểu, bạn không phải lo lắng về chuyện són tiểu (tiểu không kiểm soát).
  • Bạn có thể đi làm, đi học, đi mua sắm, đi du lịch xa bằng xe, vận động hoặc xem phim mà không cần nghĩ ngợi.
  • Số lần đi tiểu trung bình trong vòng 24 giờ khoảng 6-8 lần (ban đêm không quá 1 lần).
  • Bạn có thể trì hoãn việc đi vệ sinh cho đến thời điểm thích hợp mà không bị són tiểu.

Tiểu không kiểm soát là hiện tượng rối loạn kiểm soát của bàng quang hoặc cơ vòng niệu đạo dẫn tới tình trạng nước tiểu tự chảy ra, xảy ra ở phụ nữ, đàn ông và trẻ em khiến họ sợ hãi khi ở một nơi xa nhà vệ sinh. Hiện tượng này thường hay xảy ra ở người nữ. Có khoảng 1 trong 3 người phụ nữ có thể gặp hiện tượng này ở thời điểm nào đó trong cuộc đời. Ở nam giới, són tiểu có thể gặp sau phẫu thuật hay chấn thương.

Có rất nhiều phương pháp để kiểm soát và điều trị són tiểu. Chính bạn là người có thể kiểm soát tốt nhất các triệu chứng tiểu không kiểm soát của bạn. Khi hiểu rõ bạn đang mong muốn điều gì và kỳ vọng điều gì sẽ giúp bạn kiểm soát các triệu chứng tốt hơn.

Thế nào là tiểu không kiểm soát khi gắng sức (Són tiểu)?

Tiểu không kiểm soát là tình trạng nước tiểu thoát ra ngoài mà không được sự kiểm soát của người bệnh. Có hai dạng tiểu không kiểm soát:
  • Tiểu không kiểm soát khi gắng sức hay còn gọi là són tiểu: xảy ra khi bàng quang và niệu đạo (ống thoát tiểu) không kiểm soát được sự tăng áp lực đột ngột. Một lượng nước tiểu ít hoặc trung bình, thoát ra ngoài không được kiểm soát. Hiện tượng này xảy ra khi áp lực trong bàng quang tăng lên, như khi bạn ho, hắt hơi hoặc cười.
  • Tiểu gấp không kiểm soát trên người có bàng quang tăng hoạt tính: xảy ra đột ngột, không kiểm soát được cảm giác mắc tiểu. Són tiểu lượng vừa hoặc lượng nhiều, bệnh nhân phải đi tiểu thường xuyên và thức dậy ban đêm để đi tiểu nhiều hơn 1 lần).
  • Sự khác biệt giữa tiểu không kiểm soát khi gắng sức và bàng quang tăng hoạt tính là do cấu trúc giải phẫu học. Bàng quang tăng hoặt tính là vấn đề tại bàng quang, do không kiểm soát được sự co thắt và dãn ra của bàng quang.

Rất nhiều bệnh nhân có thể vừa có hiện tượng tiểu không kiểm soát khi gắng sức vừa có bàng quang tăng hoạt tính, được gọi là bệnh lý “tiểu không kiểm soát hỗn hợp”.

Tiểu không kiểm soát khi gắng sức xảy ra khi có sự tăng áp lực đột ngột bên trong bàng quang và niệu đạo làm cho cơ thắt mở ra ngay, xảy ra ở nữ nhiều hơn nam.
  • Mức độ vừa: són tiểu khi hoạt động năng như vận động, hắt hơi, cười hoặc ho.
  • Mức độ nặng: són tiểu xảy ra khi vận động nhẹ (đứng lên, đi bộ, hoặc cúi ra trước). Lượng nước tiểu thoát ra có thể vài giọt hoặc ướt đẫm quần.

Nguyên nhân són tiểu

Các yếu tố nguy cơ thường gặp nhất là:
 
  • Phái tính: thường gặp ở phụ nữ
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Tổn thương dây thần kinh lưng vùng thấp (dạng bàng quang thần kinh)
  • Phẫu thuật vùng chậu hay tiền liệt tuyến
  • Ho kéo dài
  • Hút thuốc lá (dẫn tới ho kéo dài) 
  • Dư cân
 
  • Chú thích hình: mặt trước bàng quang (T): cơ vùng chậu yếu gây són tiểu 
 
Triệu chứng và dấu hiệu tiểu không kiểm soát

Để hiểu rõ xem bạn có phải là đối tượng của hiện tượng mắc phải, hãy tự hỏi mình:
 
  • Tôi có lo ngại khi ở quá xa phòng vệ sinh hay phòng thay đồ không? 
  • Tôi có phải ngưng tập thể dục hay chơi thể thao không?
  • Tôi có phải thay đổi lối sống vì sợ bị són tiểu không?
  • Tôi có cảm thấy không thoải mái với chính tôi và cơ thể của tôi không?
  • Các triệu chứng có làm thay đổi mối quan hệ của tôi với bạn bè và gia đình không?
  • Tôi có tránh né hoạt động tình dục vì tôi lo sợ sẽ bị són tiểu và bối rối không?

Nếu câu trả lời cho 1 số câu hỏi trên là có, bạn nên biết là bạn vẫn có hy vọng. Hãy đến gặp và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Tiết Niệu để được chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp.

Chẩn đoán

Đây là vấn đề thầm kín, nhiều lúc khó nói. Điều giúp ích đầu tiên là bạn nên có 1 sổ nhật ký đi tiểu trước khi đến gặp bác sĩ tư vấn.

Nhật ký đi tiểu là phương thức dùng để:
 
  • Theo dõi lượng nước bạn uống vào theo thời gian, thể tích và số lần đi tiểu trong ngày.
  • Theo dõi thời điểm bị són tiểu, và có thể biết được nguyên nhân gây ra hiện tượng này trong một khoảng thời gian.

Khi bạn ngồi cùng với bác sĩ để cùng xem nhật ký đi tiểu, các ghi nhận này giúp bác sĩ tư vấn biết được mấu chốt chuyện gì đã xảy ra. Bác sĩ sẽ có 1 số câu hỏi để giúp xác định chẩn đoán. Bệnh sử, tiền sử bệnh, kết hợp khám lâm sàng, và một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân của hiện tượng són tiểu.
 

Các xét nghiệm mà bác sĩ có thể cho bạn làm như:
 
  • Xét nghiệm nước tiểu, cấy nước tiểu tìm vi trùng để loại trừ nhiễm khuẫn đường tiểu
  • Siêu âm bàng quang sau khi tiểu để xác định lượng nước tiểu tồn lưu (nước tiểu còn sót lại)
  • Soi bàng quang phát hiện các vấn đề bệnh lý đường tiểu
  • Các xét nghiệm niệu động học: xác định tình trạng hoạt động của bàng quang, cơ thắt niệu đạo trong việc kiềm giữ và thoát nước tiểu. Từ đó xác định nguyên nhân và có cần phẫu thuật để điều trị hiện tượng tiểu không kiểm soát hay không?

Điều trị

Không phải phương pháp điều trị nào cũng tốt cho tất cả mọi người. Bạn cần thảo luận với bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị tối ưu.

Điều trị nội khoa

Bạn nên:
 
  • Thay đổi lối sống: giảm cân, ngưng hút thuốc, giữ sức khỏe tốt
  • Tập bàng quang: áp dụng lịch trình vào phòng vệ sinh (quy định giờ) cũng có thể hữu ích
  • Tập cơ sàn chậu: giúp cơ sàn chậu mạnh hơn, giúp nâng đỡ bàng quang, cơ vòng và các cơ quan khác vùng chậu để ngăn ngừa tiểu không kiểm soát. Bạn cần tập luyện đúng phương pháp và thường xuyên.

Dụng cụ nâng đỡ thường áp dụng cho phái nữ

Thuốc: có thể làm giảm són tiểu trên bàng quang tăng hoạt tính 

Phẫu thuật

 
  • Tiêm hoạt chất vào cơ thắt niệu đạo
  • Tiêm chất chống co thắt bàng quang qua nội soi.
 
  • Đặt giá đỡ dưới niệu đạo (phẫu thuật TOT)
 
  • Treo cổ bàng quang
  • Đặt Cơ vòng nhân tạo 

Sau phẫu thuật
 
  • Phối hợp thay đổi lối sống và phẫu thuật. 
  • Theo dõi tái khám sau phẫu thuật: 6 tuần, 6 tháng sau. 
  • Bác sĩ sẽ kiểm tra lại hoạt động của bàng quang và cơ vòng niệu đạo.

Phòng ngừa

Tiếp tục các bài tập sàn chậu.
 
 
 

 

  • bởi Super Admin
  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Đỗ Ngọc Đức (Dr.)

Đỗ Ngọc Đức (Dr.)

Khoa nhi

Nguyễn Kim Hoa (Dr.)

Nguyễn Kim Hoa (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Huỳnh Đoàn Phương Mai (Dr.)

Huỳnh Đoàn Phương Mai (Dr.)

Khoa Thận Niệu - Nam khoa

Urology & Andrology

Mai Phan Tường Anh (Dr.)

Mai Phan Tường Anh (Dr.)

Khoa ngoại tổng hợp

General Surgery

Hoàng Thị Thanh Thảo (Dr.)

Hoàng Thị Thanh Thảo (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Xuân Chiến (Dr.)

Nguyễn Xuân Chiến (Dr.)

Khoa Thận Niệu - Nam khoa

Urology & Andrology