Đặt lịch khám

TRẺ BỊ CHÀM SỮA: BỐ MẸ NÊN LÀM GÌ?

TRẺ BỊ CHÀM SỮA: BỐ MẸ NÊN LÀM GÌ?

24/10/2022

Chàm sữa, hay còn có nhiều tên gọi khác như lác sữa, chàm thể tạng, viêm da thể tạng, viêm da cơ địa - Là một dạng rối loạn miễn dịch ở trẻ không lây nhiễm, thường gặp nhất là ở trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. ​

Có nhiều nguyên nhân trẻ bị chàm sữa, trong đó yếu tố di truyền chiếm 60%. Nếu cả bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh. Trẻ mắc chàm sữa có hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, các tác nhân bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào trong da gây viêm da, kích ứng da, sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh như ngứa, đỏ, khô da ở trẻ. ​

Bệnh thường rất dễ tái phát và khó điều trị, nhất là khi thời tiết thay đổi hoặc khi trẻ tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Do đó, để giảm bớt nỗi lo của bố mẹ về tình trạng này của trẻ, AIH sẽ chia sẻ một số cách xử lý tại nhà cũng như chăm sóc cho trẻ khi bị chàm sữa, bố mẹ lưu ý nhé! ​

► Dưỡng ẩm cho trẻ ​

Da khô có thể dẫn đến phát bệnh chàm sữa. Do đó, bố mẹ có thể bôi kem dưỡng da hoặc dưỡng ẩm (lotion) lên da của trẻ, đặc biệt ngay sau khi tắm. ​

► Hạn chế sử dụng sản phẩm có mùi hương ​

Tránh xa kem dưỡng da, xà phòng hoặc chất tẩy rửa có mùi thơm. Nên sử dụng các sản phẩm nhẹ, không chứa thuốc nhuộm, không mùi vì ít có khả năng gây phản ứng trên da của trẻ hơn. ​

► Trang phục ​

Quần áo thô cứng có thể làm xước và kích ứng da của trẻ. Bố mẹ nên cho trẻ mặc các loại trang phục với loại vải mềm, thoáng khí như 100% cotton là tốt nhất. ​

► Tránh các chất gây dị ứng ​

Hơn 35% trẻ em bị chàm cũng bị dị ứng thức ăn. Hãy chắc chắn rằng bố mẹ biết thứ gì có thể khiến bệnh chàm của trẻ trở nên nặng hơn, ví dụ như: Bụi, phấn hoa hoặc lông thú cưng… ​

► Lưu ý trong việc tắm ​

Bố mẹ hãy giữ nước trong bồn tắm ở mức ấm, và thời gian tắm không quá 10 phút mỗi lần. Có thể sử dụng sữa tắm giàu thành phần dưỡng ẩm giúp làm dịu và chữa lành cho da của trẻ. ​

► Uống nhiều nước ​

Bố mẹ hãy đảm bảo rằng trẻ uống đủ nước (đối với trẻ trên 6 tháng tuổi) mỗi ngày vì điều đó sẽ cung cấp cho làn da của trẻ độ ẩm cần thiết (tuỳ thuộc vào độ tuổi và cân nặng mà trẻ uống bao nhiêu lượng nước). ​

Nếu áp dụng những cách trên nhưng tình trạng chàm sữa ở trẻ không thuyên giảm, ngược lại nếu trẻ có những dấu hiệu sốt, bỏ ăn, quấy khóc, hoặc bội nhiễm mủ trên vết chàm, tổn thương da lan rộng hết toàn mặt của trẻ, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám kịp thời để có những hướng điều trị phù hợp với tình trạng của trẻ. ​

Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh Nhi khoa, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe tổng quát; tiêm vaccine; theo dõi sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ; tư vấn về dinh dưỡng và các dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh.​

Khu khám Nhi tại AIH được phân chia thành 2 khu vực riêng biệt: khu dành cho trẻ khỏe và khu dành cho trẻ có bệnh, với mục đích phân luồng bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo. Khi trẻ đến bệnh viện có những triệu chứng nghi mắc bệnh, trẻ sẽ được đưa vào khu khám riêng, nhờ đó có thể chọn lọc và cách ly bệnh ngay từ đầu.  

--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: (Lối vào 199 Nguyễn Hoàng) Số 6, Đường Bắc Nam 3, Phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

  • bởi Super Admin
  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Đỗ Ngọc Đức (Dr.)

Đỗ Ngọc Đức (Dr.)

Khoa nhi

Nguyễn Kim Hoa (Dr.)

Nguyễn Kim Hoa (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Huỳnh Đoàn Phương Mai (Dr.)

Huỳnh Đoàn Phương Mai (Dr.)

Khoa Thận Niệu - Nam khoa

Urology & Andrology

Mai Phan Tường Anh (Dr.)

Mai Phan Tường Anh (Dr.)

Khoa ngoại tổng hợp

General Surgery

Hoàng Thị Thanh Thảo (Dr.)

Hoàng Thị Thanh Thảo (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Xuân Chiến (Dr.)

Nguyễn Xuân Chiến (Dr.)

Khoa Thận Niệu - Nam khoa

Urology & Andrology