Đặt lịch khám

TRIỆU CHỨNG CẢNH BÁO BẠN BỊ NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

TRIỆU CHỨNG CẢNH BÁO BẠN BỊ NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

15/12/2020

Nhiễm trùng đường tiết niệu (hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiểu) là một bệnh lý nhiễm trùng xảy ra ở bất kỳ cơ quan nào trong hệ thống tiết niệu, bao gồm: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng liên quan đến đường tiết niệu dưới - bàng quang và niệu đạo.
 
Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu:
 
Nhiễm trùng đường tiết niệu không phải lúc nào cũng có các dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng nên có thể bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các tình trạng khác, đặc biệt ở người lớn tuổi. 
 
Các biểu hiện có thể gặp của bệnh bao gồm:
 
  • Cảm giác buồn tiểu gấp và xảy ra với tần suất cao bất thường
  • Cảm thấy đau rát khi tiểu
  • Đi tiểu thường xuyên với lượng nước tiểu ít
  • Nước tiểu đục
  • Xuất hiện màu đỏ, hồng sáng hoặc màu nâu sẫm - dấu hiệu của máu trong nước tiểu
  • Nước tiểu có mùi nồng
  • Đau vùng chậu ở phụ nữ, đặc biệt là ở trung tâm của vùng chậu và xung quanh khu vực xương mu
 
Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niểu
 
Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra khi vi khuẩn từ âm đạo, cơ quan sinh dục và vùng hậu môn xâm nhập vào đường tiết niệu qua niệu đạo. Đồng thời, đường tiết niệu bị nhiễm trùng cũng có thể do bệnh lây qua đường tình dục (chlamydia), bệnh lậu hoặc các tác nhân vi khuẩn khác gây ra.
 
Ngoài ra, bạn có nhiều khả năng bị nhiễm trùng đường tiết niệu nếu:
 
  • Thói quen vệ sinh cá nhân kém
  • Đã từng có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường)
  • Quan hệ tình dục hoặc thường xuyên thay đổi bạn tình
  • Sử dụng chất diệt tinh trùng hoặc màng ngăn âm đạo 
  • Sỏi thận hoặc các bế tắc khác của đường tiết niệu 
  • Bệnh nhân lớn tuổi hoặc trẻ nhỏ dễ bị nhiễm trùng niệu
 
Cách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu:
 
  • Uống nhiều nước. Uống nước giúp làm loãng nước tiểu và tăng tần suất đi tiểu thường xuyên hơn, từ đó cho phép vi khuẩn được đẩy ra từ đường tiết niệu của bạn trước khi nhiễm trùng có thể xảy ra.
  • Sau khi đi vệ sinh, dùng khăn sạch để lau từ trước ra sau để ngăn vi khuẩn ở vùng hậu môn lây lan sang âm đạo và niệu đạo.
  • Đi tiểu sau khi quan hệ. Ngoài ra, uống một ly nước đầy để giúp loại bỏ vi khuẩn.
  • Tránh sử dụng thuốc xịt khử mùi hoặc dung dịch thụt rửa vùng sinh dục có thể gây kích ứng niệu đạo, đặc biệt ở nữ giới.
  • Thay đổi biện pháp tránh thai. Màng ngăn âm đạo, bao cao su không được bôi trơn hoặc được xử lý bằng chất diệt tinh trùng đều có thể góp phần vào sự phát triển của vi khuẩn.
 
🇺🇸 Tại Khoa Thận Niệu - Nam khoa Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), có thể thực hiện nhiều phương pháp điều trị, từ điều trị bằng thuốc đến các phẫu thuật ít xâm hại như nội soi tiết niệu, phẫu thuật nội soi,... Bệnh nhân sẽ nhận được sự chăm sóc toàn diện và riêng biệt cho từng trường hợp với các bác sĩ niệu khoa giàu kinh nghiệm. Cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện chẩn đoán hiện đại, các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp ngay lần khám đầu tiên, mang đến khả năng điều trị thành công cao nhất.
 
--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH): 
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
 
  • bởi Super Admin
  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Đỗ Ngọc Đức (Dr.)

Đỗ Ngọc Đức (Dr.)

Khoa nhi

Nguyễn Kim Hoa (Dr.)

Nguyễn Kim Hoa (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Huỳnh Đoàn Phương Mai (Dr.)

Huỳnh Đoàn Phương Mai (Dr.)

Khoa Thận Niệu - Nam khoa

Urology & Andrology

Mai Phan Tường Anh (Dr.)

Mai Phan Tường Anh (Dr.)

Khoa ngoại tổng hợp

General Surgery

Hoàng Thị Thanh Thảo (Dr.)

Hoàng Thị Thanh Thảo (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Xuân Chiến (Dr.)

Nguyễn Xuân Chiến (Dr.)

Khoa Thận Niệu - Nam khoa

Urology & Andrology