Đặt lịch khám

TỤT HUYẾT ÁP KHI MANG THAI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI KHÔNG?

TỤT HUYẾT ÁP KHI MANG THAI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI KHÔNG?

03/11/2021

Tụt huyết áp là tình trạng thường gặp trong thai kỳ. Thông thường, tình trạng này không gây ra vấn đề nghiêm trọng và huyết áp sẽ trở lại mức trước khi mang thai sau khi mẹ sinh em bé. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, huyết áp rất thấp có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Tìm hiểu ngay mẹ nhé!​
 
Tụt huyết áp là như thế nào?​

Chỉ số huyết áp bình thường dao động khoảng 120/80 mmHg (120 mmHg – huyết áp tâm thu và 80 mmHg - huyết áp tâm trương). Mẹ bầu bị tụt huyết áp được xác định khi chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg.​

Dấu hiệu và triệu chứng của tụt huyết áp khi mang thai:​
 
  • Chóng mặt​
  • Choáng váng​
  • Ngất xỉu​
  • Buồn nôn​
  • Mệt mỏi​
  • Mờ mắt​
  • Khát bất thường​
  • Da sần sùi, nhợt nhạt hoặc lạnh​
  • Thở nhanh hoặc nông​
  • Thiếu tập trung​
 
Nguyên nhân gây tụt huyết áp khi mang thai:​

Những thay đổi diễn ra trong cơ thể khi mang thai có thể ảnh hưởng đến huyết áp của mẹ. Thông thường, huyết áp sẽ giảm trong 24 tuần đầu tiên của thai kỳ. Điều này có thể đến từ việc các mạch máu đang mở rộng để máu chảy đến tử cung. Các nguyên nhân tạm thời khác như đứng lên quá nhanh hoặc tắm bồn nước nóng quá lâu.​

Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể khiến mẹ tụt huyết áp bao gồm: mất nước, thiếu máu, chảy máu trong, nghỉ ngơi trên giường kéo dài, một số loại thuốc, bệnh tim, rối loạn nội tiết, rối loạn thận, nhiễm trùng, thiếu hụt dinh dưỡng, dị ứng​
 
Tụt huyết áp có ảnh hưởng đến thai nhi không?​

Té ngã do ngất là một trong những rủi ro mẹ bị tụt huyết áp có thể đối mặt nếu đứng dậy quá nhanh sau khi ngồi hoặc nằm. Tụt huyết áp nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc hoặc tổn thương nội tạng khiến việc vận chuyển máu đến thai nhi thiếu hụt, từ đó gây ra nhiều vấn đề, chẳng hạn như thai chết lưu, sinh con nhẹ cân.​
 
Biện pháp chăm sóc tại nhà dành cho mẹ bầu bị tụt huyết áp:​
 
  • Tránh đứng dậy nhanh khi mẹ đang ngồi hoặc nằm​.
  • Không đứng trong thời gian dài​.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày​.
  • Không tắm nước quá nóng hoặc tắm vòi sen​.
  • Uống nhiều nước hơn​.
  • Mặc quần áo rộng rãi​.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng​.
 
Tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng sẽ theo dõi, tư vấn cụ thể cho từng trường hợp để các thai phụ có kế hoạch chăm sóc hợp lý nhất cho sức khỏe của mẹ và bé. ​

AIH là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình phòng sinh tiêu chuẩn Mỹ - LDRP, cho phép sản phụ và gia đình có những trải nghiệm “vượt cạn” tiện nghi và thoải mái tại một phòng duy nhất cho cả 4 giai đoạn: Chuyển dạ - Sinh (thường) - Hồi phục - Theo dõi sau sinh. ​
 
Đặc biệt, đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho nhi sơ sinh (NICU) tại AIH được trang bị hiện đại đạt chuẩn, cùng sự phối hợp đội ngũ chuyên gia hàng đầu gồm bác sĩ, điều dưỡng nhi sơ sinh, chuyên gia vật lý trị liệu, chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa, hỗ trợ kịp thời cho các ca sinh, đảm bảo an toàn và sự chăm sóc tốt nhất cho bé ngay từ khi chào đời. 

--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.

  • bởi Super Admin
  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Đỗ Ngọc Đức (Dr.)

Đỗ Ngọc Đức (Dr.)

Khoa nhi

Nguyễn Kim Hoa (Dr.)

Nguyễn Kim Hoa (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Huỳnh Đoàn Phương Mai (Dr.)

Huỳnh Đoàn Phương Mai (Dr.)

Khoa Thận Niệu - Nam khoa

Urology & Andrology

Mai Phan Tường Anh (Dr.)

Mai Phan Tường Anh (Dr.)

Khoa ngoại tổng hợp

General Surgery

Hoàng Thị Thanh Thảo (Dr.)

Hoàng Thị Thanh Thảo (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Xuân Chiến (Dr.)

Nguyễn Xuân Chiến (Dr.)

Khoa Thận Niệu - Nam khoa

Urology & Andrology