Đặt lịch khám

VÌ SAO MẸ NÊN THỰC HIỆN SÀNG LỌC TIỀN SẢN GIẬT SỚM?

VÌ SAO MẸ NÊN THỰC HIỆN SÀNG LỌC TIỀN SẢN GIẬT SỚM?

26/03/2024

► Tiền sản giật nguy hiểm đến mẹ và thai nhi như thế nào?

Tiền sản giật (TSG) là rối loạn chức năng nhiều cơ quan liên quan đến thai nghén xảy ra từ sau tuần 20 của thai kỳ đặc trưng với sự xuất hiện triệu chứng tăng HA và protein niệu hoặc các dấu hiệu như: giảm tiểu cầu, suy gan, suy thận, phù phổi, triệu chứng ở não hoặc mắt liên quan đến tổn thương nhiều cơ quan do ảnh hưởng của TSG. TSG nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến sản giật.

Sản giật (SG): là sự xuất hiện những cơn co cứng - co giật khu trú hoặc toàn thân có hoặc không kèm theo hôn mê xảy ra trên những bệnh nhân có triệu chứng của TSG sau khi đã loại trừ cơn co giật do các nguyên nhân khác như động kinh, nhồi máu não, xuất huyết não hoặc do sử dụng thuốc. SG được xem là một biến chứng biểu hiện tình trạng nặng của TSG, có thể xảy ra trong thai kỳ hoặc thời kỳ hậu sản.

Cùng với các rối loạn tăng huyết áp khác của thai kỳ, tiền sản giật, sản giật là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây bệnh suất và tử suất cho mẹ và thai nhi.

► Tiền sản giật gây hậu quả ngắn hạn và dài hạn cho mẹ & thai nhi:

Đối với mẹ:
 
  • Biến chứng nghiêm trọng bao gồm sản giật, hội chứng HELLP và phù phổi.
  • Nguy cơ bị bệnh tim mạch và bệnh thận sau sinh.
  • Thai phụ có tiền căn tiền sản giật sẽ có nguy cơ tử vong cao gấp đôi từ bệnh mạch vành hoặc bệnh tim mạch so với thai phụ bình thường.

Đối với thai nhi:
 
  • Tăng nguy cơ sinh non
  • Trẻ sinh nhẹ cân
  • Hội chứng suy hô hấp
  • Các biến chứng liên quan đến sinh non (bại não, rối loạn thị giác hoặc mù lòa)
  • Tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh mạch vành và hội chứng chuyển hóa khi trưởng thành.

► Nguyên nhân gây tiền sản giật cho đến nay vẫn chưa được biết rõ, có giả thiết cho rằng do rối loạn sự phân bố các mạch máu tại bánh nhau làm thay đổi tình trạng tuần hoàn của mẹ. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ cao và nguy cơ trung bình đã được xác định bởi các nhóm đối tượng sau:

Nhóm đối tượng nguy cơ cao ACOG 2018:
 
  • Đã từng tiền sản giật ở những lần mang thai trước,
  • Bệnh thận
  • Tăng huyết áp mãn tính
  • Mẹ bị đái tháo đường,
  • Bệnh tự miễn

Nhóm đối tượng nguy cơ trung bình ACOG 2018:
 
  • Mẹ mang thai lần đầu ≥35 tuổi
  • Béo phì (BMI trước mang thai >30 kg/ m2)
  • Tiền sử gia đình bị tiền sản giật
  • Tiền sử sinh con nhẹ cân, thai nhỏ, khoảng cách mang thai > 10 năm

Trước đây TSG chưa có biện pháp sàng lọc chuẩn nên không có biện pháp can thiệp dự phòng, khi xuất hiện TSG sau khi điều trị một vài ngày ổn định tình trạng mẹ thì phải chấm dứt thai kỳ vì nếu TSG nặng nếu để kéo dài có thể gây nguy hiểm đến mẹ. Hiện nay đã có phương pháp sàng lọc chuẩn, khi sàng lọc nếu nguy cơ cao, bác sĩ sẽ cho thuốc điều trị dự phòng nhằm hạn chế xuất hiện TSG và nếu có TSG cũng xuất hiện muộn hơn vào giai đoạn thai nhi có thể nuôi dưỡng bên ngoài tử cung.

Để phòng ngừa nguy cơ xảy ra sản giật ở thai phụ, bác sĩ khoa Sản tại AIH khuyến cáo thai phụ thực hiện tầm soát sàng lọc tiền sản giật sớm trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhằm giúp theo dõi, quản lý chặt chẽ các thai phụ tiền sản giật và hạn chế những biến chứng cho mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ.

Tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), nguy cơ tiền sản giật được xác định dựa trên tiền sử y khoa và sản khoa, Doppler động mạch tử cung, huyết áp động mạch trung bình (MAP) và chỉ số xét nghiệm sinh hóa PLGF. Tất cả các dấu hiệu sinh học và sinh hóa đều được điều chỉnh cần thiết theo một số đặc điểm của mẹ bao gồm nguồn gốc chủng tộc, cân nặng, chiều cao, phương pháp thụ tinh và số lần sinh. Nguy cơ ước tính được tính toán bởi phần mềm FMF (phiên bản 2.81) và dựa trên kết quả nghiên cứu rộng lớn do Quỹ Y khoa Thai nhi điều phối.

► Cở sở khoa học ứng dụng trong sàng lọc Tiền sản giật được áp dụng tại AIH:
 
  • Sử dụng các dấu ấn sinh học và hóa sinh: Doppler động mạch tử cung,  huyết áp động mạch trung bình (MAP) và chỉ số xét nghiệm sinh hóa PLGF
  • Phần mềm FMF 2.81: Được phát triển bởi Hiệp Hội Thai Nhi, công cụ này tính toán nguy cơ tiền sản giật dựa trên nguy cơ cơ bản, các yếu tố nguy cơ sinh hóa và siêu âm, như độ mờ da gáy thai nhi và PLGF.
  • Nghiên cứu ASPRE: Chứng minh rằng việc sàng lọc kết hợp với việc sử dụng Aspirin giảm đáng kể nguy cơ phát triển tiền sản giật sớm, minh chứng cho giá trị của việc sàng lọc và can thiệp sớm.  
 
Chương trình thai sản trọn gói tại AIH: Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mẹ và bé, không còn lo lắng tiền sản giật. 

Đồng hành cùng sức khỏe của mẹ và bé suốt thai kỳ, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) mang đến chương trình thai sản trọn gói, với đầy đủ những xét nghiệm chuyên sâu, giúp mẹ tầm soát sớm tiền sản giật đầu thai kỳ, đồng hành bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cả mẹ và thai nhi từ mang thai đến khi vượt cạn an toàn.

Liên hệ Tổng đài tư vấn Thai sản: 1900 3493 hoặc inbox Fanpage http://m.me/aih.com.vn để được tư vấn chi tiết về các chương trình thai sản phù hợp.

--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

  • bởi Super Admin
  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Đỗ Ngọc Đức (Dr.)

Đỗ Ngọc Đức (Dr.)

Khoa nhi

Nguyễn Kim Hoa (Dr.)

Nguyễn Kim Hoa (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Huỳnh Đoàn Phương Mai (Dr.)

Huỳnh Đoàn Phương Mai (Dr.)

Khoa Thận Niệu - Nam khoa

Urology & Andrology

Mai Phan Tường Anh (Dr.)

Mai Phan Tường Anh (Dr.)

Khoa ngoại tổng hợp

General Surgery

Hoàng Thị Thanh Thảo (Dr.)

Hoàng Thị Thanh Thảo (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Xuân Chiến (Dr.)

Nguyễn Xuân Chiến (Dr.)

Khoa Thận Niệu - Nam khoa

Urology & Andrology