Đặt lịch khám
Ngày
Chọn ngày thăm khám
Chuyên khoa
Chọn chuyên khoa bạn muốn thăm khám trong danh sách bên dưới
Bác sĩ
Hãy tham khảo thông tin từ danh sách bên dưới để chọn bác sĩ phù hợp
Giờ
Chọn thời gian thăm khám
Điện thoại
Vui lòng nhập số điện thoại di động để nhận sự hỗ trợ tốt nhất
Thông báo
Vui lòng điền vào thông tin bên dưới
*
*
*
*
*
*
Khẩn cấp
Viêm Dạ Dày – Triệu Chứng, Nguyên Nhân và Cách Điều Trị
Viêm dạ dày là gì?
"Viêm dạ dày" là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm.
Đối với một số người, viêm dạ dày xuất hiện đột ngột và chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, được gọi là viêm dạ dày "cấp tính". Đối với một số người khác, tình trạng viêm dạ dày kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, được gọi là viêm dạ dày "mãn tính".
Nguyên nhân gây viêm dạ dày?
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra viêm dạ dày, bao gồm:
● Nhiễm trùng trong dạ dày do vi khuẩn "H. pylori"
● Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) - bao gồm aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin) và naproxen (Aleve, Naprosyn).
● Uống rượu
● Một số trường hợp hệ thống chống nhiễm trùng của cơ thể tấn công niêm mạc dạ dày
● Có bệnh nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng
Các triệu chứng của viêm dạ dày là gì?
Viêm dạ dày thường không có triệu chứng. Khi các triệu chứng xuất hiện, hầu hết các trường hợp là viêm dạ dày đã biến chứng nặng hơn, ví dụ như loét dạ dày. Các triệu chứng loét dạ dày bao gồm:
● Đau bụng trên
● Cảm thấy đầy hơi hoặc cảm thấy no sau khi ăn một lượng nhỏ thức ăn
● Giảm cảm giác ngon miệng
● Buồn nôn hoặc nôn
● Nôn ra máu, hoặc có nhu động ruột màu đen
● Cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường - Điều này xảy ra ở người bị viêm dạ dày mắc bệnh thiếu máu.
Hãy gặp bác sĩ để được thăm khám ngay nếu:
● Cảm giác đau bụng nặng hơn hoặc đau dai dẳng, kéo dài
● Bạn nôn ra máu hoặc đi tiêu có màu đen
● Bạn đang giảm cân (không mong muốn)
Một số phương pháp xét nghiệm
Bác sĩ có thể sẽ hỏi về các triệu chứng của bạn và làm một số xét nghiệm sau:
● Nội soi trên - Trong xét nghiệm này, bác sĩ đặt một ống mềm nhỏ có camera ở đầu vào miệng xuống dạ dày của bạn để có thể nhìn vào bên trong dạ dày của bạn. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể làm một xét nghiệm gọi là sinh thiết. Để sinh thiết, bác sĩ sẽ lấy một mẫu nhỏ của niêm mạc dạ dày. Sau đó, một bác sĩ khác sẽ soi mẫu dưới kính hiển vi.
● Các xét nghiệm kiểm tra nhiễm H. pylori, bao gồm:
-Xét nghiệm máu
-Kiểm tra hơi thở - xét nghiệm này sẽ đo các chất trong hơi thở của bạn sau khi bạn uống một loại thuốc đặc biệt.
-Kiểm tra một mẫu nhỏ phân để tìm vi trùng HP
● Nuốt barium - Bác sĩ sẽ cho bạn uống một loại đồ uống gọi là "barium". Sau đó, bác sĩ sẽ chụp X-quang khi barium đi qua dạ dày của bạn.
● Xét nghiệm máu để kiểm tra thiếu máu
Viêm dạ dày được điều trị như thế nào? Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng viêm dạ dày của bạn.
Ví dụ, nếu viêm dạ dày của bạn do NSAIDs gây ra, bác sĩ sẽ khuyên bạn dừng uống các loại thuốc đó. Nếu viêm dạ dày do rượu gây ra, bạn sẽ được khuyến cáo không uống rượu.
Các bác sĩ có thể sử dụng thuốc để điều trị viêm dạ dày do nhiễm H. pylori. Hầu hết người bệnh được chỉ định dùng 3 loại thuốc trở lên trong 2 tuần. Việc điều trị bao gồm kháng sinh cùng với thuốc giúp dạ dày hạn chế tạo ra axit.
Ngoài ra, các bác sĩ có thể cho bạn uống các loại thuốc làm giảm hoặc chặn axit dạ dày để điều trị viêm dạ dày do các nguyên nhân khác. Các loại thuốc làm giảm hoặc chặn axit dạ dày là:
● Thuốc kháng axit
● Các chất hoạt động bề mặt
● Thuốc kháng histamine
● Thuốc ức chế bơm proton
Điều gì xảy ra sau khi điều trị?
Đôi khi, các bệnh nhân đang điều trị nhiễm khuẩn H. pylori cần kiểm tra theo dõi để đảm bảo không còn nhiễm trùng. Các hình thức kiểm tra theo dõi bao gồm xét nghiệm hơi thở, xét nghiệm phân, hoặc nội soi.
Tìm kiếm
Tin tức
Bác sĩ
Để lại bình luận