Đặt lịch khám

VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN

VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN

12/02/2020

VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN LÀ GÌ?
 
Viêm tiểu phế quản là bệnh viêm cấp tính đường hô hấp rất thường gặp ở trẻ. Tình trạng viêm làm các nhánh phổi nhỏ (gọi là tiểu phế quản) lấp đầy bởi dịch nhầy làm trẻ khó thở và khò khè. Bệnh thường xảy ra khi thời tiết trở lạnh (thường là vào mùa thu hay mùa đông). Bệnh do các nhóm vi-rút hô hấp gây ra bao gồm: vi-rút hợp bào hô hấp (RSV), cúm hay Adenovirus. Viêm tiểu phế quản thường gây bệnh nặng ở trẻ dưới 2 tuổi. 
 
 
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN CÓ TRIỆU CHỨNG NHƯ THẾ NÀO?
 
Ho
Nghẹt mũi hay chảy mũi nước
Sốt nhẹ
 
Triệu chứng viêm tiểu phế quản thường giống với cảm cúm thông thường trong 2-3 ngày đầu, nhưng sau đó, bệnh sẽ trở nặng. Khi đó sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:
 
Thở nhanh, thở gắng sức. Ở trẻ nhỏ, viêm tiểu phế quản có thể gây ngưng thở
Thở khò khè
Ăn, bú kém. Trẻ có thể bị nôn ói sau khi ăn và quấy, kích thích do bị tắc nghẽn đàm nhớt ở đường hô hấp
Sốt cao.
 
NHỮNG YẾU TỐ NÀO ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA TRẺ VỚI BỆNH?
 
Trẻ non tháng
Dưới 6 tuần tuổi
Có các bệnh lý phổi mạn tính hay tim mạch
Có bất thường hệ miễn dịch
Hoặc bất kỳ những bệnh lý khác ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ
 
Khi trẻ có bất kỳ bệnh lý nào kể trên đi kèm, nên cho trẻ đi khám.
 
CHA MẸ PHẢI LÀM GÌ KHI TRẺ BỊ VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN?
 
Hầu hết trẻ viêm tiểu phế quản sẽ khỏe từ từ, nhưng cũng sẽ có những trẻ sẽ tệ hơn. Cha mẹ nên theo dõi và đánh giá trẻ thường xuyên theo các chỉ dẫn trong bảng dưới đây:
 
 
 
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN SẼ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?
 
Hầu hết trẻ viêm tiểu phế quản sẽ tự cải thiện. Nhưng có những trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ có thể có biểu hiện khó thở cần nhập viện điều trị.
 
Chăm sóc trẻ tại nhà: Sử dụng hạ sốt (Paracetamol hay Ibuprofen có thể giúp trẻ hạ sốt và cảm thấy dễ chịu hơn). Nên cho chia nhỏ bữa ăn cho trẻ trong ngày, chú ý cho trẻ đủ lượng dịch cần thiết. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý có thể hiệu quả khi trẻ có chảy nước mũi.
 
Theo dõi sát các biểu hiện của trẻ theo bảng trên để cho trẻ đi khám kịp thời.
 
Viêm tiểu phế quản do vi-rút gây ra nên không cần sử dụng kháng sinh.
 
Tại bệnh viện: trẻ sẽ được bù dịch đầy đủ để tránh tình trạng mất nước (bằng ống thông dạ dày hay truyền tĩnh mạch), hỗ trợ hô hấp khi trẻ khó thở và điều trị các biến chứng (nếu có).
 
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN SẼ KÉO DÀI BAO LÂU?
 
Bệnh thường nặng lên sau 1-3 ngày đầu trước khi hồi phục sau hơn 2 tuần.
 
Ho có thể vẫn còn sau vài tuần lễ.
 
NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ
 
Thuốc lá sẽ là viêm tiểu phế quản nặng lên. Nên cần chắc chắn không cho trẻ tiếp xúc khói thuốc lá.
 
Đảm bảo trẻ được cho ăn bú đầy đủ bằng cách chia nhỏ các cử trong ngày
 
Ho có thể kéo dài đến 4 tuần
 
Bệnh rất dễ lây. Khi chăm sóc trẻ, rửa sạch tay thường xuyên và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các trẻ khác trong gia đình
 
CHỦNG NGỪA
 
Hiện chưa có thuốc Vac-xin cho hầu hết các tác nhân gây viêm tiểu phế quản. Tuy nhiên, NÊN tiêm ngừa cúm hàng năm cho trẻ trên 6 tháng để bảo vệ trẻ.
 
Đối với trẻ nhỏ có nguy cơ cao nhiễm RSV (sinh non hay có bệnh lý tim, phổi khác đi kèm, suy giảm miễn dịch), có thể sử dụng Palivizumab để làm giảm tần suất nhiễm RSV gây viêm tiểu phế quản.  
 
 
 
  • bởi Super Admin
  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Đỗ Ngọc Đức (Dr.)

Đỗ Ngọc Đức (Dr.)

Khoa nhi

Nguyễn Kim Hoa (Dr.)

Nguyễn Kim Hoa (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Huỳnh Đoàn Phương Mai (Dr.)

Huỳnh Đoàn Phương Mai (Dr.)

Khoa Thận Niệu - Nam khoa

Urology & Andrology

Mai Phan Tường Anh (Dr.)

Mai Phan Tường Anh (Dr.)

Khoa ngoại tổng hợp

General Surgery

Hoàng Thị Thanh Thảo (Dr.)

Hoàng Thị Thanh Thảo (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Xuân Chiến (Dr.)

Nguyễn Xuân Chiến (Dr.)

Khoa Thận Niệu - Nam khoa

Urology & Andrology