Đặt lịch khám

TRẺ CHẬM BIẾT ĐI - BỐ MẸ CẦN LÀM GÌ?

TRẺ CHẬM BIẾT ĐI - BỐ MẸ CẦN LÀM GÌ?

12/12/2022

Trong những năm đầu đời của con, việc con có thể đạt được các cột mốc phát triển tiêu chuẩn hay không luôn là vấn đề nhiều bố mẹ quan tâm. Bên cạnh các chỉ số cân nặng, chiều cao, khả năng ngôn ngữ, khả năng vận động, đi đứng của con là yếu tố quan trọng, giúp bố mẹ đánh giá tốc độ phát triển của trẻ. ​

► Trẻ được coi là chậm biết đi khi đã đủ 18 tháng nhưng vẫn chưa tự bước đi một cách ổn định. Trẻ chậm biết đi khiến nhiều bố mẹ lo lắng liệu đó có phải là điều bình thường hay không? Các nguyên nhân sau đây sẽ lý giải cho ba mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng này: ​
 
  • Trẻ chậm biết đi do di truyền: Không phải do bất kỳ vấn đề sức khỏe nào cả, nếu ba mẹ của trẻ chậm đi từ thơ ấu thì em bé sinh ra cũng có thể di truyền chậm đi giống ba mẹ ​
  • Trẻ chậm biết đi do sinh non: Tốc độ phát triển của trẻ sinh non sẽ chậm hơn trẻ sinh đủ tháng về mọi mặt, kể cả vấn đề tập đi nhưng không có gì đáng lo ngại, miễn là em bé phát triển tốt về tổng thể. ​
  • Trẻ chậm biết đi do tính cách của trẻ: Tính cách của trẻ cũng quyết định đến vấn đề tập đi của trẻ. Có những bé chỉ thích nằm, ngồi chơi một chỗ hoặc một số bé có thể nhút nhát hay sợ hãi không dám bước đi vì sợ té ngã. ​
  • Trẻ chậm biết đi do mắc bệnh lý nào đó: Có thể liên quan đến vấn đề về xương khớp, cơ bắp, tình trạng bại não hoặc các rối loạn khác của não bộ hoặc các bệnh lý về nội tạng. ​

► Bố mẹ cần làm gì khi trẻ chậm biết đi? ​

 
  • Trẻ chậm biết đi không phải là vấn đề lo ngại khi không có dấu hiệu bệnh lý. Bố mẹ có thể quan sát tổng thể khả năng vận động của trẻ, nếu trẻ chậm biết đi nhưng vẫn có thể vịn vào đồ đạc để đứng lên, biết cầm nắm đồ vật khéo léo, biết kéo bàn ghế, có kỹ năng ngôn ngữ, nhận thức… thì bố mẹ không cần quá lo lắng, thay vào đó bố mẹ nên khuyến khích, giúp đỡ trẻ tự tin tập đi hơn và hạn chế bồng trẻ quá nhiều. Đồng thời áp dụng chế độ dinh dưỡng bổ sung các chất kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1… hỗ trợ hệ xương của con cứng cáp hơn dưới sự tư vấn của bác sĩ. ​
  • Nếu sau một thời gian luyện tập, khuyến khích nhưng con không có sự tiến bộ về khả năng vận động thì phụ huynh nên đưa con đến bác sĩ để được kiểm tra, điều trị kịp thời. ​
  • Tuỳ từng nguyên nhân trẻ chậm biết đi mà bố mẹ nên có phương án phù hợp để giúp trẻ đuổi kịp tiến độ phát triển tốt nhất. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài, bố mẹ không nên vội vàng hay ép bé phải biết đi mà hãy để bé tự phát triển toàn diện trong khả năng của mình ​

Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh Nhi khoa, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe tổng quát; tiêm vaccine; theo dõi sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ; tư vấn về dinh dưỡng và các dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh. ​

Khu khám Nhi tại AIH được phân chia thành 2 khu vực riêng biệt: khu dành cho trẻ khỏe và khu dành cho trẻ có bệnh, với mục đích phân luồng bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo. Khi trẻ đến bệnh viện có những triệu chứng nghi mắc bệnh, trẻ sẽ được đưa vào khu khám riêng, nhờ đó có thể chọn lọc và cách ly bệnh ngay từ đầu. ​

--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: (Lối vào 199 Nguyễn Hoàng) Số 6, Đường Bắc Nam 3, Phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.   

  • bởi Super Admin
  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Đỗ Ngọc Đức (Dr.)

Đỗ Ngọc Đức (Dr.)

Khoa nhi

Nguyễn Kim Hoa (Dr.)

Nguyễn Kim Hoa (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Huỳnh Đoàn Phương Mai (Dr.)

Huỳnh Đoàn Phương Mai (Dr.)

Khoa Thận Niệu - Nam khoa

Urology & Andrology

Mai Phan Tường Anh (Dr.)

Mai Phan Tường Anh (Dr.)

Khoa ngoại tổng hợp

General Surgery

Hoàng Thị Thanh Thảo (Dr.)

Hoàng Thị Thanh Thảo (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Xuân Chiến (Dr.)

Nguyễn Xuân Chiến (Dr.)

Khoa Thận Niệu - Nam khoa

Urology & Andrology